Đông lạnh là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay. Thực phẩm được đưa vào bảo quản ở môi trường nhiệt độ rất thấp, nhằm biến nước có trong nó kết thành đá để ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn. Ngày nay, khi công nghệ càng phát triển hiện đại thì thực phẩm đông lạnh có thời gian sử dụng càng lâu và chất lượng rất đảm bảo.
Các hộ gia đình cũng thường có thói quen dự trữ thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh để sử dụng dần. Vậy khi bảo quản thực phẩm đông lạnh bạn cần phải lưu ý những gì để hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của nó được đảm bảo nguyên vẹn nhất?
1. Thực phẩm đông lạnh là gì
Ngày nay các loại thực phẩm được bảo quản lạnh không còn xa lạ với chúng ta. Phương pháp bảo quản này giúp đem lại sự tiện lợi cho con người. Thực phẩm được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp để ngăn cản sự phát triển của các loại vi sinh vật gây ra sự phân hủy diễn ra chậm lại.
Tuy nhiên không phải cứ đem thịt, cá đi làm cho nó đông cứng lại là được. Mà đông lạnh ở đây là thực phẩm phải được làm lạnh nhanh ở nhiệt độ âm 40 độ C, đến khi chúng rắn lại, được bao bọc hoàn toàn bởi một lớp tinh thể đá thì mới tăng nhiệt độ lên âm 18 độ C để bảo quản. Như vậy thì mùi vị cũng như dinh dưỡng của thực phẩm mới được đảm bảo.
Còn thực phẩm tươi mà chúng ta mua về rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh gia đình để bảo quản là hàng đông lạnh chậm. Với cách này thì các liên kết mô cơ dễ bị phá vỡ làm ảnh hưởng rất lớn tới hàm lượng dinh dưỡng cũng như hương vị của thực phẩm. Hơn nữa thời gian bảo quản không được lâu dài.
2. Những điều cần biết khi bảo quản thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh có rất nhiều loại khác nhau, mang lại sự tiện ích cho con người. Tuy nhiên, muốn giữ được hương vị tự nhiên và những giá trị dinh dưỡng vốn có thì quá trình sơ chế và cấp đông thực phẩm phải được thực hiện đúng trình tự.
Khi đi mua đồ đông lạnh, không nên lựa chọn những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Phải chú ý tới hạn sử dụng cũng như các thông tin cần thiết về nhãn hiệu, nhiệt độ bảo quản, cách dùng, thành phần…
Tốt nhất nên chọn thực phẩm của các hãng có uy tín, loại nguyên chất không ướp muối, ướp đường, không sử dụng chất bảo quản thực phẩm sẽ an toàn hơn cho sức khỏe.
Tuân thủ đúng các bước hướng dẫn rã đông được ghi trên bao bì sẽ giúp chất lượng, hương vị của thực phẩm được tốt hơn, đồng thời không bị vi khuẩn có hại xâm nhập trong quá trình sơ chế trước khi nấu. Nhiệt độ tối ưu nhất để bảo quản các loại thịt cá là âm 18 độ C, các loại rau xanh và trái cây tươi thì sẽ có mức nhiệt cao hơn để tránh việc bị mất nước hoặc bị thối, lũn.
Không phải loại thực phẩm nào cũng nên bảo quản đông lạnh chẳng hạn như cà tím, khoai tây, rau mầm, gạo chưa nấu, cá hộp, thịt xông khói, phô mai…Khi được giữ lạnh chúng sẽ có thể bị giảm hàm lượng dinh dưỡng hoặc mất đi hương vị tự nhiên của nó.
Dù được duy trì ở một nhiệt độ thích hợp nhưng thực phẩm đông lạnh càng để lâu càng bị mất nhiều chất dinh dưỡng và chất lượng không được đảm bảo. Chính vì vậy, tốt hơn hết không nên dự trữ quá nhiều đồ ăn trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần. Tuy tiện lợi nhưng chưa chắc đã an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm: Cách bảo quản cà chua luôn tươi ngon đảm bảo chất lượng
3. Những lưu ý khi rã đông thực phẩm
Có nhiều cách rã đông thực phẩm đông lạnh nhưng cách tốt nhất vẫn là để tan giá từ từ trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp cho thức ăn không bị mất nước nhanh khiến các vitamin cũng trôi theo làm ảnh hưởng tới chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên cách rã đông này lại tốn khá nhiều thời gian, không phù hợp khi bạn cần chế biến ngay.
Một phương pháp rã đông giải quyết được nhược điểm cho phương pháp trên là lò vi sóng. Những thực phẩm đông lạnh được làm tan giá bằng cách này sẽ phải chế biến ngay, vì một phần thịt đã chín sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Chỉ cần bỏ thịt vào lò khoảng 5phút là bạn có thể mang ra chế biến được ngay, rất nhanh và tiện lợi. Nhưng không phải gia đình nào cũng có lò vi sóng để sử dụng. Nếu muốn dùng ngày, bạn có thể rã đông bằng nước lạnh.
Bọc kín thực phẩm vào túi nilon rồi đem ngâm vào nước lạnh ở nhiệt độ phòng. Khoảng 30 phút thay nước một lần, cách này thức ăn cũng rất nhanh tan giá. Tuy nhiên chỉ là biện pháp cấp bách khi bạn lỡ quên bỏ xuống ngăn mát.
Không bao giờ được rã đông thực phẩm bằng nước nóng, bởi chúng sẽ rất nhanh mất nước, mất chất dinh dưỡng, cấu trúc liên kết mô cơ của thực phẩm sẽ bị phá vỡ nên khi nấu dễ bị nát. Nếu rã đông bằng nước lạnh thì bạn nên dập thêm một ít gừng tươi cho vào, như vậy sẽ giúp thức ăn tươi ngon trở lại và không có mùi hôi.
Thực phẩm đã tan giá hết thì nên chế biến ngay chứ không được cấp đông lại lần hai như vậy chất lượng vừa bị suy giảm mà lại dễ bị vi khuẩn, vi sinh vật tấn công làm hỏng.
Bài viết liên quan:
Cách bảo quản thực phẩm hoàn hảo nhờ máy hút chân không
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Thực phẩm đông lạnh là gì2. Những điều cần biết khi bảo...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Thực phẩm đông lạnh là gì2. Những điều cần biết khi bảo...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Thực phẩm đông lạnh là gì2. Những điều cần biết khi bảo...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1. Thực phẩm đông lạnh là gì2. Những điều cần biết khi bảo...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1. Thực phẩm đông lạnh là gì2. Những điều cần biết khi bảo...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1. Thực phẩm đông lạnh là gì2. Những điều cần biết khi bảo...