5 kinh nghiệm thiết thực về bảo quản thực phẩm tươi sống

5 kinh nghiệm thiết thực về bảo quản thực phẩm tươi sống

Bảo quản thực phẩm

Biết cách bảo quản thực phẩm tươi sống không những giúp bạn giữ lại được những dưỡng chất tối đa mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian cho việc đi chợ hàng ngày mà vẫn có những món ăn thơm ngon cho gia đình. Bảo quản thực phẩm đúng cách còn giúp bạn tránh được những bệnh về đường tiêu hóa và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm luôn là vấn đề mà nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc. Chính vì vậy mà Thucpham.com sẽ dành bài viết này để chia sẽ cho các bạn những cách bảo quản thực phẩm tươi sống trong thời gian lâu nhất và vẫn giữ được dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.

bảo quản thực phẩm tươi sống

1. Rửa thật kỹ thực phẩm

Chiếc tủ lạnh ra đời đem lại rất nhiều tiện ích cho con người trong việc bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng nên bảo quản bằng tủ lạnh.Chẳng hạn như khoai tây, cà chua, tỏi, bí ngô, hành tây…những thực phẩm này nếu bảo quản bằng tủ lạnh có thể sẽ làm mất đi hương vị vốn có của nó hoặc nó chỉ cần thiết bảo quản ở nhiệt độ thường.

Khi bảo quản bất cứ thực phẩm nào trong tủ lạnh, bạn cũng nên chú ý tới các mẹo sau đây sẽ giúp cho việc bảo quản thực phẩm được lâu hơn

Thực phẩm phải được rửa sạch, để ráo nước và chia nhỏ thành từng bữa trước khi cho vào túi nilon hoặc dụng cụ bảo quản sau đó mới sắp xếp vào một tầng riêng biệt trong tủ lạnh để sử dụng dần. Việc này sẽ tránh được nguy cơ vi khuẩn sinh sôi, phát tán và làm hỏng thực phẩm.

Ngay cả thịt, cá hay các thực phẩm có nguồn gốc động vật khác cũng cần phải trải qua công đoạn này trước khi cho vào ngăn đông lạnh.

2. Bao bọc kỹ thực phẩm

bảo quản thực phẩm tươi sống

Để bảo quản thực phẩm tươi sống được lâu hơn, sau khi làm sạch chúng phải được bao bọc cẩn thận bằng túi nilon chuyên dụng hoặc hộp nhựa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy hút chân không thực phẩm để tạo môi trường yếm khí, sinh vật gây hại sẽ không thể sinh sôi và làm hỏng thực phẩm được.

Việc bọc kỹ thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh còn giúp cho chúng không bị lây nhiễm vi khuẩn từ loại này sang loại khác. Với các thực phẩm cần bảo quản ở ngăn đông lạnh thì nên bọc nhiều lớp để hạn chế việc bị đóng đá quá nhiều, dẫn tới mất đi hương vị và chất dinh dưỡng.

3. Điều chỉnh nhiệt độ tủ bảo quản sao cho phù hợp

Nếu bạn bảo quản một số thực phẩm ở nhiệt độ thường thì chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát và thường xuyên kiểm tra chất lượng của chúng.

bảo quản thực phẩm tươi sống

Nếu bạn phải bảo quản chúng bằng các thiết bị chuyên dụng thì cần phải chú ý điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp nhất. Lạnh quá sẽ làm cho thực phẩm bị đóng đá, mất nước và mềm lũn khi đưa ra ngoài, nhưng nhiệt độ không đủ lạnh lại làm cho vi khuẩn tấn công gây hỏng, héo úa.

Hay khi tủ lạnh có nhiều đồ cần bảo quản thì phải hạ thấp nhiệt độ hơn để chúng được làm lạnh nhanh và đều, đảm bảo chất lượng ổn định.Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm là ngăn mát khoảng 2 độ C và ngăn đá khoảng -25 độ C.

4. Ghi nhớ thời gian bảo quản

Mỗi một loại thực phẩm tươi sống có thời gian lưu trữ khác nhau, chính vì vậy mà bạn cần phải ghi nhớ thời điểm mà bạn cho chúng vào tủ lạnh. Đôi khi quá nhiều thức ăn hoặc quá bận rộn khiến bạn quên mất thời gian bảo quản. Bạn có thể ghi chú bên ngoài của dụng cụ bọc thực phẩm sẽ giúp bạn không bao giờ nhầm lẫn.

bảo quản thực phẩm tươi sống

Nhất là những thực phẩm đã qua chế biến cần được lưu ý nhiều hơn về vấn đề này. Thường xuyên kiểm tra hạn dùng của từng thực phẩm để kịp thời sử dụng chúng, tránh lãng phí.

Cố gắng sử dụng thực phẩm phù hợp với nhu cầu của từng bữa để không bị dư thừa và phải bảo quản trong tủ lạnh. Việc này rất dễ làm các món ăn mất đi vị thơm ngon và các dưỡng chất ban đầu mà lại rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Cũng đừng vì tiếc rẻ mà sử dụng lại thực phẩm thừa mà bạn không nhớ rõ là đã bảo quản được bao lâu. Như vậy bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về hệ tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm

5. Rửa tay thật sạch

bảo quản thực phẩm tươi sống

Đây là một trong những công đoạn đơn giản nhưng không thể bỏ qua để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước và sau khi tiếp xúc với các loại thực phẩm tươi sống, bạn nên rửa tay thật sạch bằng các dung dịch chuyên dùng để tránh việc làm lây lan vi khuẩn gây bệnh.

Bạn cũng cần chú ý tới việc vệ sinh các dụng cụ nhà bếp như nồi xoong, chảo, bát đũa, thớt, dao…từng góc nhỏ trong nhà bếp nếu không được làm sạch sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh.

Chỉ cần làm đúng theo 5 lời khuyên thiết thực về cách bảo quản thực phẩm tươi sống, chắc chắn bạn sẽ luôn có được những dưỡng chất lành mạnh nhất cho cơ thể và phòng tránh được nhiểu bệnh tật nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *