Các bước xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Các bước xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

giay chung nhan an toan ve sinh thuc pham

Nhu cầu ăn ở, đi lại của con người không ngừng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của xã hội. Thay thế quan niệm “ăn no, mặc ấm” giờ đây con người hướng tới nhu cầu về “ăn ngon, mặc đẹp”, những thực phẩm ngoài đẹp mắt, thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng còn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để tạo nên thương hiệu, tạo dựng một phần lòng tin đối với khách hàng và cũng là điều kiện bắt buộc của những quán ăn, nhà hàng, cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm…đó chính là giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vậy cần phải đáp ứng điều kiệngì và phải làm những thủ tục như thế nào để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người vẫn còn đang băn khoăn, thắc mắc. Bài viết này thucpham.com xin đưa ra đáp án cho những thắc mắc trên.

1. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, trước tiên chủ của các cơ sở sản xuất và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm phải được kiểm tra sức khỏe và đảm bảo không bị mắc các bệnh về hệ tiêu hóa và đường ruột như tả, lỵ, thương hàn,tiêu chảy…,là những bệnh có khả năng lây lan qua thực phẩm.

Đồng thời chủ của các cơ sở sản xuất và những người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết thúc quá trình tập huấn sẽ được cấp giấy xác nhận đã tập huấn của cơ quan có thẩm quyền. Giấy xác nhận này sẽ là một trong những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điều kiện tiếp theo để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đó là cơ sở đã đi vào hoạt động và có giấy phép đăng ký kinh doanh. Phải có đầy đủ các trang thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm, có cở sở vật chất đạt tiêu chuẩn…

2. Những thủ tục cần làm để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho các tổ chức sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin đề nghị cấp giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề được đăng ký là kinh doanh thực phẩm.
  • Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật, các trang thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm hiện có.
  • Giấy xác nhận của các tổ chức có thẩm quyền về việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và các thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm.
  • Giấy xác nhận là có đủ sức khỏe và không bị mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, tả, thương hàn…của chủ cơ sở cũng như người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất thực phẩm.

giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Quá trình xét duyệt để cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trải qua các bước sau:

  • Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ xét duyệt, các cơ quan chức năng sẽ xem xét tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ. Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ của bạn có thiếu xót sẽ được yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
  • Trong thời gian 10 ngày làm việc tiếp theo, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, đối chiếu các thông tin trong hồ sơ và thẩm định tính pháp lý của nó.
  • Sau khi vượt qua các bướ xét tuyển, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi được công nhận là cơ sở đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, việc sản xuất và kinh doanh của cơ sở phải theo đúng những gì hồ sơ xét duyệt đã nêu. Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện sản xuất và kinh doanh của cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận. Nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định, hoặc thu hồi giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp. Và 6 tháng trước khi giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hết hạn, bạn phải nộp đơn xin cấp lại với cơ quan có thẩm quyền để sớm được xét duyệt, không gây gián đoạn việc sản xuất kinh doanh.

Hiểu được tầm quan trọng cũng như các thủ tục hành chính phải làm để được cấp giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong việc xin cấp phép của các cơ quan chức năng. Đây là việc làm bắt buộc và hết sức cần thiết để trở thành một cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn và hơp pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *