Lá lốt từ xưa đến nay được biết đến là nguyên liệu thơm đặc trưng không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống: bò cuốn lá lốt, ốc nấu chuối, lẩu ếch…Nhưng trong Y học, lá lốt còn là cây thuốc quý trị đau bụng, giảm đau, chống phong hàn, cảm lạnh, trị nhức xương hiệu quả… Cùng ThucPham.com điểm danh 8 công dụng của lá lốt với sức khỏe ngay dưới đây nhé.
Theo Y học cổ truyền, công dụng của lá lốt được biết đến như chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả. Bởi lá lốt có vị nồng, tính ấm có tác dụng làm ấm bụng (ôn trung), trừ lạnh (tán hàn), giảm đau (chỉ thống). Sử dụng lá lốt trong chữa bệnh giúp giảm đau nhức xương khớp khi trời rở lạnh, mụn nhọt lâu liền miệng…Dưới đây là 8 công dụng của lá lốt với sức khỏe.
1. Lá lốt trị đau nhức xương khớp
Công dụng của lá lốt giúp trị đau nhức xương khớp, đau nhức chân tay hiệu quả. Bởi lá lốt có vị cay nhẹ, tính ẩm, có tác dụng giảm đau, trị chứng đổ mồ hôi…
Lá lốt còn có tác dụng bổ máu, bồi bổ cơ thể, trị đau nhức rất tốt. Bạn có thể dùng lá lốt xào với 100 gram thịt bò thái mỏng. Món này dùng 2 – 3 lần 1 tuần sẽ giúp phát huy công dụng của lá lốt với sức khỏe.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng 20 gram lá lốt, cùng với 16 gram tầm xoang và 12 gram thiên niên kiện, sắc với 400 ml nước chia uống trong ngày. Sử dụng nước này trong vòng một tuần, sẽ thấy công dụng của lá lốt trong việc trị xương khớp.
2. Lá lốt trị viêm nhiễm âm đạo, giảm khí hư
Công dụng của lá lốt còn được biết đến trong việc giảm viêm nhiễm âm đạo, giảm khí hư hiệu quả cho các chị em. Bạn hãy sử dụng 50 gram lá lốt, 20 gram phèn chua đổ vào nước đun sôi. Đợi khoảng 15 – 20 phút, đun với lửa nhỏ. Sau đó chắt ra, sử dụng làm nước rửa và vệ sinh vùng kín rất tốt.
Đọc thêm: Cách lựa chọn và cân bằng thực phẩm âm-dương
3. Giảm ra mồ hôi tay, chân
Bên cạnh trị đau nhức xương và trị viêm âm đạo, công dụng của lá lốt còn giúp giảm mồ hôi tay chân rất hiệu quả. Để trị hiệu quả chứng này, bạn cũng có thể sử dụng 30 gram lá lốt đem ra rửa sạch, cho thêm chút muối và đun sôi với nước. Sử dụng nước này để ngâm tay, chân trước khi đi ngủ, bạn sẽ đánh bay tình trạng ra nhiều mồ hôi tay, chân đầy khó chịu. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy rõ công dụng của lá lốt.
Cách 2: bạn có thể dùng lá lốt thái nhỏ và sao vàng lên. Sau đó sắc lá lốt với ba bát nước đun. Chia thành 2 lần và uống đều đặn trong ngày để cải thiện và chấm dứt tình trạng này.
4. Chữa mụn nhọt lâu ngày
Từ xưa đến nay, công dụng của lá lốt còn được sử dụng để chữa mụn nhọt lâu ngày vỡ mủ chưa liền miệng. Bí kíp này như sau: sử dụng lá lốt, lá ráy, tía tô, lá chanh. Mỗi loại tầm 15 gam. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương hở miệng. Sau đó lấy các loại lá khác giã nhỏ, đắp vào nơi có mụn nhọt. Sử dụng urgo băng lại để tránh vết thương hở hoặc viêm loét, nhiễm trùng. Đắp đều đặn mỗi ngày 1 lần trong vòng 3 ngày, bạn sẽ thấy rõ công dụng của lá lốt trong việc kháng khuẩn và se lành mụn.
Tham khảo: Bí quyết ăn gì hết mụn để có một làn da đẹp không tì vết
5. Trị đau bụng do lạnh
Lá lốt là loại lá thuốc quý, có tính ấm, do đó có tác dụng trị đau bụng do cảm lạnh. Sử dụng lá lốt tươi rửa sạch, đun với nước và uống khi còn ấm. Bạn nên lưu ý uống thuốc này trước bữa ăn tối và dùng đều đặn liên tục trong 3 ngày.
6. Viêm tinh hoàn
Công dụng của lá lốt còn rất tốt cho sức khỏe nam giới, đặc biệt trị chứng viêm tinh hoàn. Bài thuốc sau sẽ giúp cải thiện cho những người mệt mỏi, ít vận động, tinh hoàn sưng to. Sử dụng 12 gam lá lốt, 12 gam lệ chi, 10 gam trần bì, 10 gam bạch linh, 5 gam hoàng kỳ, 4 gam cam thảo. Kết hợp với 600 ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần để uống trong ngày.
7. Giải cảm thương hàn
Công dụng của lá lốt còn giúp giảm cảm thương hàn, giúp ra mồ hôi hiệu quả. Sử dụng 20 gam lá lốt thái sợ, nấu với một nắm gạo, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2 gram gừng thái lát mỏng, gia vị nêm. Sau khi sôi nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong và lau mồ hôi sẽ thấy cơ thể khỏe lại, giải cảm hiệu quả.
8. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
Công dụng của lá lốt còn giúp chữa bệnh tổ đỉa, kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Sử dụng 30 gam lá lốt rửa sạch giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc. Uống đều đặn trong ngày. Lưu ý đừng bỏ qua phần bã nếu bạn muốn chữa dứt điểm bệnh tổ đỉa nhé. Bã lá lốt cho vào nồi đun sôi, vớt lọc bã riêng, nước riêng. Sử dụng nước đó để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên và băng lại.
Kiên trì sử dụng lá lốt này trong 5 – 7 ngày, bạn sẽ thấy rõ công dụng của lá lốt.
Với 8 công dụng của lá lốt trên đây mà Thucpham.com vừa giới thiệu đã được chứng minh là có tác dụng rất hiệu quả. Thucpham.com chúc bạn luôn có được một sức khỏe tốt nhé!
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Nội Dung Chính1. Lá lốt trị đau nhức xương khớp2. Lá lốt trị viêm nhiễm...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Lá lốt trị đau nhức xương khớp2. Lá lốt trị viêm nhiễm...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Lá lốt trị đau nhức xương khớp2. Lá lốt trị viêm nhiễm...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Lá lốt trị đau nhức xương khớp2. Lá lốt trị viêm nhiễm...
ThucPham.com Tại Lễ Hội Bánh Và Ẩm Thực Vũ Thư Thái Bình
Nội Dung Chính1. Lá lốt trị đau nhức xương khớp2. Lá lốt trị viêm nhiễm...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Lá lốt trị đau nhức xương khớp2. Lá lốt trị viêm nhiễm...