Trong một bài viết khác, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn cách lựa chọn thực phẩm tươi sống dành cho trẻ nhỏ, trong đó đã nêu rõ định nghĩa về loại thực phẩm này. Có thể nói, đây là dạng thực phẩm chưa qua chế biến, bảo quản. Không giống như nhiều loại mặt hàng đông lạnh hay đóng hộp khác đã được sơ chế sẵn; đặc tính của thực phẩm tươi sống là sự tươi mới và cần được sơ chế mới có thể sử dụng. Nếu bạn chưa biết cách sơ chế thực phẩm tươi sống đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh, hãy theo dõi bài viết này để có thêm kinh nghiệm.
1. Các nguyên tắc khi sơ chế thực phẩm tươi sống
Như chúng ta đã biết, thực phẩm tươi sống bao gồm các loại rau củ, quả và cả thịt, cá tươi…Vì vậy, cần chú ý tới việc vệ sinh trước và sau khi sơ chế để không làm ảnh hướng tới sự an toàn vệ sinh cho thực phẩm, mà còn an toàn với cả người thực hiện. Nên rửa tay bằng xà phòng với nước ấm trước và sau khi sơ chế, nhất là khi làm các món thịt, cá, hải sản.
Bên cạnh đó, các dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm như dao, thớt, bồn rửa…sau khi sử dụng xong phải được rửa sạch bằng xà phòng và nước nóng. Không nên sử dụng các loại thớt gỗ đã cũ và có bề mặt dễ bám dính, khó làm sạch; bởi vì chúng sẽ rất dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
Một nguyên tắc nữa trong cách sơ chế thực phẩm tươi sống chính là tách riêng các loại rau củ quả và các loại thịt, cá với nhau. Có nhiều loại rau quả chúng ta thường sử dụng ngay khi rửa sạch, nếu để chung và sơ chế cùng các loại thịt tươi sẽ dẫn tới bị nhiễm khuẩn, khiến người dùng có thể bị mắc các bệnh đường ruột hoặc thậm chí là ngộ độc. Vì vậy, thớt dùng để thái rau quả, bồn để rửa hoặc dao cắt, rổ đựng, túi đựng rau củ quả nên dùng riêng và dụng cụ để sơ chế thịt sống, cá tươi, hải sản nên để riêng và dùng riêng.
Xem thêm: 5 kinh nghiệm thiết thực về bảo quản thực phẩm tươi sống
Cách sơ chế thực phẩm tươi sống
2. Cách sơ chế thực phẩm tươi sống đúng quy trình, hợp vệ sinh
Sơ chế rau, củ, quả tươi đúng cách, sạch sẽ
Nhiều người có thói quen khi mua rau, củ, quả trong siêu thị về không sơ chế lại mà sử dụng để nấu ăn luôn, đây là cách sơ chế thực phẩm tươi sống hoàn toàn sai. Người dùng nên rửa lại nhiều lần để rửa đi chất bẩn và giúp loại bỏ các chất hóa học tồn dư nếu có.
Đối với những loại củ, quả khi rửa phần vỏ không sạch hoặc không sử dụng vỏ, hãy cắt gọt, lột vỏ và bỏ chúng đi, chỉ giữ lại phần cần dùng và với các loại rau thì nên nhặt sạch, bỏ rễ, lá bị nhũn, hỏng…Bỏ đi những lá ngoài cùng, vàng úa của các loại rau chân vịt, bắp cải, xà lách…Sau khi đã sơ chế cơ bản, bỏ chúng vào nước, bắt đầu rửa sạch qua lại nhiều lần. Nếu là các loại rau nên rửa từng chút một, từng lá, từng cọng, xối dưới vòi nước mạnh. Với các loại củ, quả có thể chà lên phần vỏ ngoài để làm sạch và gọt lại lần nữa. Nên ngâm rau củ quả với nước muối khoảng vài phút để loại bỏ độc tố, vi khuẩn nếu có.
Khi đã sơ chế xong, nên để ráo nước hoặc lau khô bằng khăn, vải sạch và sử dụng để chế biến luôn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng ta nên để trong tủ lạnh 1, 2 ngày sẽ giúp phân hủy lượng thuốc, hóa chất còn tồn đọng. Còn với rau quả bạn nên bọc trong túi, hộp đựng sạch và để tách riêng, không tiếp xúc với các loại thịt tươi.
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần lưu ý khi bảo quản thực phẩm đông lạnh
Cách sơ chế thực phẩm tươi sống là các loại thịt, cá, hải sản
Các loại thịt, cá tươi sống chưa qua sơ chế có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu không sơ chế đúng cách chúng sẽ là mầm họa đối với người dùng. Vì vậy, cách chế biến thực phẩm tươi sống loại này cần được đảm bảo đúng quy trình.
Trước tiên, khi mua về, người dùng cần rửa sạch thịt, cá,… Nên dùng nước vo gạo để làm sạch bụi bẩn nhanh hơn và hiệu quả hơn vì nước lã thông thường sẽ rất khó làm sạch bụi bẩn bám trên thực phẩm. Cũng có thể ngâm thịt, cá với nước muối sau khi rửa xong để giảm bớt mùi tanh. Sử dụng thớt, dao và dụng cụ đựng riêng để sơ chế. Phải rửa sạch đồ dùng nhà bếp đã dùng bằng xà phòng và nước nóng. Đừng quên rửa tay bằng xà phòng với nước ấm khi sơ chế xong. Cuối cùng cho thịt, cá vào hộp riêng, đóng kín bằng nắp đậy hoặc bọc trong lớp túi buộc chặt để vào ngăn riêng tủ lạnh nếu chưa sử dụng.
Cách sơ chế hải sản
Khi sơ chế cá, để làm bớt mùi tanh của cá nên bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng, sau đó rửa sạch sẽ nhiều lần và ngâm cá vào nước vo gạo hoặc nước muối trong 15 phút.
Nếu muốn thịt vịt không bị hôi, khi sơ chế, dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, chà trong ngoài con vịt, sau đó xả sạch bằng nước lạnh. Cách chế biến thực phẩm tươi sống này rất hiệu quả.
Mẹo hay: Cách chế biến cá hồi ngon đúng vị mà không bị tanh
Theo dõi các bài viết khác trên thucpham.com để có thêm nhiều kiến thức về lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Tin vui cho người tiêu dùng: ThucPham.com đạt chứng nhận FDA, khẳng định vị thế...
Góp Phần Hỗ Trợ Bà Con Tuyên Quang Khắc Phục Hậu Quả Bão Yagi
Nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi ngay sau khi đi qua, ThucPham.com đã nhanh...
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Gian hàng ThucPham.com đã khép lại hành trình tham gia Lễ hội Quà tặng Du...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Tham gia Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thức...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Kính gửi Quý khách hàng và đối tác, Thay mặt Công ty TNHH ThucPham.com, chúng...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Bạn là tín đồ của ẩm thực Hà Nội? Đừng bỏ lỡ cơ hội trải...