Ngộ độc thực phẩm là những triệu chứng mà ai cũng có thể mắc phải nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Những biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào mức độ nhiệm độc, nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ mà dễ hay khó nhận biết.Nhất là ở trẻ nhỏ, chúng chưa có đủ hiểu biết để phát hiện và phân biệt khi bị ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy các bậc cha mẹ hãy chú ý khi con mình có những biểu hiện khác thường. Đừng chủ quan khi biểu hiện ấy nhẹ và không gây ra nhiều khó chịu. Tuy không tác động ngay tới tình trạng sức khỏe của bạn, nhưng chúng sẽ tích tụ lại và có thể gây ra những căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Vậy làm cách nào để tự xử lý ngộ độc thực phẩm khi bạn và người thân mắc phải mà không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm mà chúng ta có thể liệt kê dưới đây:
Ngộ độc do ăn phải các thực phẩm không hợp vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm, người trực tiếp nấu ăn đã không áp dụng các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn tới thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc mất an toàn.
Nhiều người khi mua thực phẩm ngoài chợ về như trái cây thường ăn ngay mà không rửa sạch, không gọt vỏ, hoặc rửa không kỹ cũng để lại rất nhiều vi khuẩn gây mất vệ sinh thực phẩm.
Khi mua thực phẩm đóng gói, do sơ ý mà người dùng đã mua và ăn phải thực phẩm hết hạn sử dụng, bị nhiễm khuẩn và bắt đầu quá trình phân hủy.
Thực phẩm tươi sống có chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được làm sạch và nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ thích hợp thì cũng sẽ gây ngộ độc thực phẩm.
Có nhiều loại thực phẩm tự mang trong mình chất độc nguy hiểm như nấm độc, lá ngón, rau sắn, cá lóc…Nếu không biết mà vô tình ăn phải sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.
2. Biểu hiện của người bị ngộ độc thực phẩm
Những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện ngay sau khi ăn một vài giờ, thậm chí là vài ngày.
Những biểu hiện đầu tiên của ngộ độc thực phẩm là cảm giác buồn nôn và nôn, đầy bụng, đau bụng kèm theo tiêu chảy nhiều lần. Những trường hợp nặng hơn thì vừa bị nôn và tiêu chảy liên tục.Bởi đây là hai cách mà cơ thể đẩy chất độc ra ngoài nên chỉ có thể dừng nôn và đi ngoài khi chất độc đã hết.Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu và sốt cao. Người bị ngộ độc thực phẩm mà nôn và tiêu chảy quá nhiều và kèm theo chút màu tươi thì cực kỳ nguy hiểm, bởi rất có thể sẽ bị xuất huyết dạ dày, đường ruột, mất nước trầm trọng và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Cần đặc biệt lưu ý với người già và trẻ nhỏ bởi đây là hai đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi bị ngộ độc thực phẩm. Vậy làm cách nào để xử lý ngộ độc thực phẩm?Làm cách nào để chất độc nhanh chóng được đưa ra ngoài?Hãy tìm hiểu trong phần dưới đây.
3. Xử lý ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm bắt đầu có những biểu hiện khó chịu 6 tiếng sau khi ăn xong thì nên đẩy chất độc ra ngoài bằng cách tác động vào cổ họng để nôn hết thức ăn ra ngoài.
Có thể dùng lông gà ngoáy vào cổ họng, uống nước pha mùn thớt, uống nước muối pha loãng hoặc móc học. Biện pháp móc họng nên hạn chế với trẻ nhỏ vì có thể sẽ làm tổn thương cổ họng và thực quản của trẻ.
Trường hợp quá 6 tiếng sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn mới bắt đầu xuất hiện triệu trứng thì lúc này độc tố đã ngấm vào cơ thể. Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm sau:
– Dùng chất trung hòa độc tố: cho người bị ngộ độc uống nước xà phòng 1%, nước magie oxit 4%, dấm ăn hoặc nước chanh…Tuyệt đối không sử dụng thuốc muối sẽ có thể làm thủng dạ dày, bởi lúc này dạ dày đang bị những tác động của độc tố.
– Có thể xử lý ngộ độc thực phẩm bằng cách cho người bệnh dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như bột mỳ, nước gạo, sữa tươi, cháo loãng…có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình chất độc ngấm hết vào máu.
– Ngoài ra có thể xử lý ngộ độc thực phẩm bằng cách dùng lòng trắng trứng gà, sữa, natri sunfat…để kết tủa nếu bị ngộ độc kim loại nặng.
– Với những người bị ngộ độc kim loại hoặc axit có thể giải độc bằng cách uống hỗn hợp than bột, magiê ôxit.
– Những người bị nôn và tiểu chảy nhiều dẫn tới mất nước, mất chất điện giải thì cần phải cho uống ngay dung dịch oresol để bù nước và tránh suy nhược cơ thể. Sau đó chỉ nên ăn những thức ăn nhẹ như cháo loãng để hệ tiêu hóa ổn định trở lại.
Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh và không bị ngộ độc thực phẩm, hãy áp dụng các nguyên tắc trong chế biến và bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tin cùng chủ đề
Góp Phần Hỗ Trợ Bà Con Tuyên Quang Khắc Phục Hậu Quả Bão Yagi
Nội Dung Chính1. Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm2. Biểu hiện của...
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Nội Dung Chính1. Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm2. Biểu hiện của...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm2. Biểu hiện của...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm2. Biểu hiện của...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm2. Biểu hiện của...
ThucPham.com Tại Lễ Hội Bánh Và Ẩm Thực Vũ Thư Thái Bình
Nội Dung Chính1. Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm2. Biểu hiện của...