Vitamin B12 là loại vitamin cần thiết để cơ thể có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, một trí nhớ tốt và quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định. Mặc dù khả năng thiếu hụt vitamin B12 rất ít bởi nó khá bền vững và tương đối dễ hấp thụ. Chỉ những người có hệ tiêu hóa kém, mắc các bệnh về dạ dày hay những người thường xuyên ăn chay, không hoặc rất ít khi sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật thì mới có nguy cơ thiếu vitamin B12.
Vitamin B12 có trong thực phẩm nào lại là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất cả những kiến thức cơ bản nhất về vitamin B12 và trả lời cho câu hỏi vitamin B12 có trong thực phẩm nào?
1. Vai trò của vitamin B12 đối với sức khỏe
Vitamin B12 là một loại vitamin thuộc nhóm B và có khả năng tan trong môi trường nước. Loại vitamin này tham gia trực tiếp và có tầm ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phân chia tế bào, tác động tới quá trình tăng trưởng của hệ thần kinh và xương khớp.
Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra DNA di truyền trong tế bào, nhất là tế bào thần kinh và tế bào hồng cầu. Ngoài ra vitamin này còn rất có lơi cho tim mạch, giúp bảo vệ tim mạch tránh được nhiều bệnh tật.
Những người thiếu vitamin B12 thường có biểu hiện như:
- Thiếu máu, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác và rối loạn vận động.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, sắc mặt và nước da kém, xanh xao, không có cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng.
- Nhiều trường hợp thiếu vitamin B12 kéo dài còn có thể dẫn tới khó thở, trí nhớ suy giảm, đau đầu, loạn nhịp tim…
Những người có nguy cơ thiếu vitamin B12:
- Người ăn chay trong nhiều năm, thường không ăn hoặc ăn rất ít thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày.
- Người thường xuyên uống vitamin C hoặc cơ thể bị thừa vitamin C.
- Người vừa trải qua các cuộc phẩu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, ruột non…
Nếu có các triệu trứng nghi ngờ bản thân bị thiếu vitamin B12 thì nên nhờ đến sự tư vấn của bác sỹ chứ không nên tùy tiện mua các loại thuốc chứa vitamin B12.
Nhu cầu sử dụng vitamin B12 mỗi ngày của cơ thể là rất thấp và những biểu hiện sức khỏe kể trên chỉ xảy ra khi lượng vitamin B12 dự trữ đã cạn kiệt.
Đồng thời không nên sử dụng quá nhiều vitamin C và kéo dài từ năm năm trở lên sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12 và ngăn cản quá trình hấp thụ, sản sinh vitamin B12 của cơ thể.
Xem thêm: Vitamin A có trong thực phẩm nào và vai trò với sức khỏe của bạn
- 1
- 2
Tin cùng chủ đề
Đường Isomalt là gì? Isomalt có khác gì so với đường ăn thông thường?
Đường Isomalt là gì? Isomalt là một chất tạo ngọt thay thế cho đường ăn...
Bột Làm Kem Tươi Dùng Đường Ăn Kiêng Tiên Phong Tại Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu của người ăn kiêng đường nhưng vẫn muốn được tận...
Bật Mí Cách Pha Bột Làm Kem Tươi Đặc Biệt Siêu Ngon Với Bột Làm Kem Tươi Thucpham.Com
Bột làm kem tươi ThucPham.com là một nguyên liệu chính không thể thiếu trong việc...
Hướng Dẫn Làm Kem Đóng Hộp Với Bột Làm Kem ThucPham.com và Công Thức Bột Làm Kem Tự Pha Tại Nhà
ThucPham.com tiết lộ cho mọi người 2 cách làm kem đóng hộp đảm bảo thành...
Bột Phụ Gia Giúp Kem Tươi Lâu Tan? ThucPham.com Giúp Bạn Kiểm Chứng
Hiện nay, các diễn đàn trao đổi kinh doanh kem đang mách nhau một loại...
Hướng Dẫn Chi Tiết Kèm Video 2 Cách Làm Kem Tươi Bằng Bột Làm Kem Tươi Chính Hãng
ThucPham.com sẽ giới thiệu cho mọi người 2 cách làm kem tươi bằng bột làm...