Ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề rất được xã hội quan tâm, nhất là trong những ngày hè nắng nóng như hiện nay. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc có hại sinh sôi nảy nở trong các loại thực phẩm. Nhiều thực phẩm đã bị hỏng mà chúng ta không thể nhận biết được bằng mắt thường nên khi ăn phải sẽ rất dễ bị ngộ độc. Vậy những triệu chứng ngộ độc thực phẩm ra sao và cách chữa trị như thế nào? Bài viết dưới đây thucpham.com xin được đưa ra một câu trả lời đầy đủ nhất.
1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?
Ngộ độc thực phẩm là những triệu chứng gây ra của việc ăn, uống phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Các vi khuẩn, vi nấm độc hại có thể lây lan qua thức ăn ở mọi lúc mọi nơi. Từ khâu lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo quản cho đến cách sử dụng thức ăn không đúng cách cũng có thể làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công.
Sau khi ăn phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn, nếu như các loại vi khuẩn gây bệnh không đủ mạnh để gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt thì chúng sẽ trú ngụ và sinh sôi trong ruột hoặc dạ dày của con người để ủ mầm các căn bệnh nghiêm trọng sau này.
2. Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm:
Chỉ mất một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn, uống phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ngộ độc thức ăn như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu. Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều hoặc ít, trầm trọng hoặc thoáng qua tùy thuộc vào mức độ ngộ độc nặng nhẹ.
– Buồn nôn: là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu tấn công từ dạ dày và hệ thống tiêu hóa, làm cho chúng ta có cảm giác buồn nôn và nôn. Đây là cách cơ thể phản ứng lại với những tín hiệu tấn công của vi khuẩn để thải độc tố ra ngoài. Triệu chứng buồn nôn và nôn mửa thông thường kéo dài từ 12 đến 48 tiếng. Nếu bạn bị nôn quá nhiều mà vẫn không thuyên giảm thì nên đến các cơ sở y tế để được điều trị.
– Tiêu chảy: đi kèm với triệu chứng tiêu chảy là đau bụng, đầy hơi, chuột rút, tăng nhiệt độ cơ thể. Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể bị suy kiệt do mất nước, mất điện giải vì vậy cần phải bổ sung kịp thời lượng nước cho cơ thể. Lúc này, cơ thể đang phải đối phó với các vi khuẩn gây bệnh nên nhiệt độ cũng sẽ tăng cao hơn so với bình thường.
– Đau đầu là hệ quả của hai triệu chứng kể trên. Do nôn mửa và tiêu chảy khiến cơ thể mất nước dẫn tới các cơn đau đầu
3. Cách xử lý triệu chứng ngộ độc thực phẩm tại nhà
– Gây nôn: việc gây nôn là một cách nhanh chóng để đẩy chất độc ra khỏi cơ thể. Trước tiên, hãy cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nhiều nước lọc, sau đó dùng ngón tay chặn lưỡi ở sâu trong cổ họng. Chỉ gây nôn khi người bệnh còn đủ tỉnh táo và đặt đầu người bệnh nằm nghiêng.
Nếu không nôn được có thể cho người bệnh uống than hoạt tính để hút các chất độc, không cho nó lây lan nhanh chóng và ngấm vào máu. Hoặc cho người bệnh dùng men vi sinh. Các vi khuẩn “ đóng khô “ trong men vi sinh khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng sinh sôi và tiêu diệt các vi khuẩn gây bất lợi cho cơ thể.
-Trường hợp bị tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến mất nước, mất chất điện giải thì không nên uống thuốc để kìm hãm, việc đó khiến cho chất độc không được thải ra ngoài. Cách tốt nhất là cho người bệnh uống nước lọc có pha chất điện giải (oresol ) để bù lại lượng nước và chất điện giải cho cơ thể. Nên uống ít nhất 1 lít nước thì mới đảm bảo bù lại lượng nước đã mất.
– Những người có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, sau khi nôn và đi ngoài nhẹ có thể cho ăn cháo loãng để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Không nên cho người bệnh ăn các đồ ăn thô, cứng bởi lúc này dạ dày, hệ tiêu hóa và cổ họng đang bị tổn thương. Ăn những thức ăn thô cứng sẽ khó tiêu hóa và khiến cho dạ dày lâu phục hồi.
– Nếu như người bệnh nôn mửa kèm tiêu chảy kéo dài, tốt nhất không nên tự chữa trị tại nhà mà phải đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời. Bởi có nhiều người do nhiễm độc quá nặng mà không thể tự thải ra ngoài theo hai cách kể trên thì phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sỹ để tiến hành rửa ruột và sử dụng những loại thuốc cần thiết.
Đừng khinh thường các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ mà không có biện pháp thải độc kịp thời, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ chưa thể hiểu biết và có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình như người lớn. Đừng để các triệu chứng ngộ độc trở nên trầm trọng mới đi đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm dù nặng hay nhẹ cũng sẽ để lại những biến chứng nhất định cho sức khỏe của con người.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Nội Dung Chính1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?2. Những triệu chứng ngộ độc...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?2. Những triệu chứng ngộ độc...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?2. Những triệu chứng ngộ độc...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?2. Những triệu chứng ngộ độc...
ThucPham.com Tại Lễ Hội Bánh Và Ẩm Thực Vũ Thư Thái Bình
Nội Dung Chính1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?2. Những triệu chứng ngộ độc...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?2. Những triệu chứng ngộ độc...