Có nên dùng phụ gia thực phẩm?

Có nên dùng phụ gia thực phẩm?

có nên sử dụng phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm. Phụ gia thực phẩm giúp có rất nhiều loại và công dụng khác nhau. Tuy nhiên, những chất phụ gia thực phẩm nếu sử dụng bừa bãi hoặc có hàm lượng các chất độc hại lớn thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.

Người ta thường dùng các chất phụ gia để bảo quản đồ ăn được lâu hơn, đồ ăn không bị hỏng, bị thối mà hương vị và chất lượng vẫn không hề thay đổi. Hoặc chất  phụ gia  được sử dụng để đem lại một tính chất nào đó như dai hơn, dẻo hơn, giòn hơn, màu sắc bắt mắt hơn hay thơm hơn….

Có rất nhiều vấn đề về phụ gia thực phẩm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

1. Mục đích khi dùng phụ gia thực phẩm

Làm tăng giá trị dinh dưỡng: trong khi chế biến, nhiều thực phẩm bị mất đi một số vitamin và dưỡng chất, chính vì vậy người ta sử dụng chất phụ gia có tác dụng bù đắp lượng giá trị dinh dưỡng đã mất đi hoặc bổ sung thêm những chất mà thực phẩm đó không có.

Việc làm tăng giá trị dinh dưỡng bằng phụ gia thực phẩm vào thức ăn hàng ngày là không cần thiết. Bởi thức ăn hàng ngày của chúng ta về cơ bản đã đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con người. Chỉ cần chú ý trong khâu chế biến để tránh làm mất lượng vitamin vốn có trong thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm lâu hơn, tươi ngon hơn: các loại thực phẩm tươi sống sau khi thu hoạch mà chưa chế biến, sử dụng ngay thì phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Sử dụng phụ gia thực phẩm để bảo quản sẽ giúp ngăn chặn các vi khuẩn, nấm mốc làm hư thối, chất lượng. màu sắc và hương vị thì lại không có sự thay đổi đáng kể nào.

các thực phẩm đóng hộp thường sử dụng chất bảo quản để giữ được lâu hơn

Làm thay đổi hình thức bên ngoài của thực phẩm: có nhiều chất phụ gia có khả năng làm thay đổi hình dáng, cấu trúc, độ cứng, độ mịn, độ giòn,…giúp thực phẩm ngon hơn, hấp dẫn hơn so với ban đầu. Ví dụ như chất làm bột nở cho các món ăn được làm từ bột mỳ như bánh nướng, bánh quy, bánh mỳ…giúp bánh mềm hơn, xốp hơn. Hoặc chất chống khô cứng, đóng cục ngăn đường, muối và bột hút nước rồi dính vào nhau.

bột nở được sử dụng để làm thực phẩm xốp hơn, ngon hơn

Chất phụ gia làm tăng mùi vị và hình thức bắt mắt cho thực phẩm: chất này có công dụng như làm cho thực phẩm có màu sắc hấp dẫn hơn, hoặc giữ được màu sắc đẹp mắt như lúc còn tươi. Biến các thức ăn khác nhau có cùng một màu như ý muốn. Tăng hương vị cho món ăn… Việc cho thêm các chất này vào thực phẩm được các chuyên gia đánh giá là không hề làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn mà ngược làm còn đem đến một số tác dụng không tốt cho sức khỏe con người. Hầu hết các chất làm tăng mùi vị và màu sắc cho món ăn đều tương đối an toàn, tuy nhiên nếu cơ thể con người không thích ứng được với các chất này có thể sinh ra dị ứng, nổi mề đay, chảy nước mũi.

phẩm màu là phụ gia thực phẩm được sử dụng rộng rãi

Chất làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm: như mì chính ( bột ngọt ) là một ví dụ điển hình, chất này được dùng thường xuyên trong chế biến các món ăn hàng ngày. Mì chính được sử dụng từ lâu và được coi là an toàn nếu dùng đúng liều lượng cho phép. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đang tranh cãi về một số tác dụng không mong muốn do sử dụng mì chính trong khoảng thời gian dài, nhất là đối với trẻ nhỏ. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh mì chính có hại nhưng cũng nên hạn chế sử dụng chất phụ gia này.

Chất làm ngọt: là chất được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm hiện nay. Nhóm này bao gồm các loại đường như đường tinh chế, đường tự nhiên trong trái cây…Đường cho vị ngọt, làm màu sắc món ăn chuyển sang màu nâu cháy và giữ thức ăn lâu hỏng hơn.

chất làm ngọt được thay thế đường tinh luyện trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo

2. Chất phụ gia ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Những lợi ích mà các chất phụ gia mang lại cho con người là không thể chối cãi. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển thì một số thương gia vì lợi ích cá nhân đã sử dụng nhiều chất phụ gia có hàm lượng các chất hóa học độc hại lớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Điển hình như chất làm rút ngắn thời gian ninh xương, chất hô biến thịt ôi thối thành thịt tươi ngon hấp dẫn, chất biến thịt lợn kém chất lượng thành thịt bò thơm ngon… Những điều này khiến người tiêu dùng không khỏi ái ngại khi lựa chọn thực phẩm.

Không ai có thể biết chính xác phải mất thời gian bao lâu thì những phụ gia độc hại này mới phát tác trong cơ thể con người.

Những chất phụ gia được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm phải đảm bảo điều kiện:

– Đã được thử nghiệm trên động vật về khả năng gây độc tức thì cho cơ thể con người.

– Theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định ( 9 ngày hoặc 2 năm ) khi thử nghiệm trên động vật để biết chúng có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe hay không.

– Chỉ được phép sử dụng các chất phụ gia nằm trong danh sách cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Nên biết cách sử dụng các phụ gia thực phẩm một cách hợp lý để các món ăn trở nên hấp dẫn hơn mà không gây hại cho sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *