Công bố thực phẩm thường là một trong các thủ tục cần được thực hiện với các cơ quan chức năng để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đó đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.
Các loại thực phẩm thường là những thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, không có các tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị một số bệnh như thực phẩm chức năng. Công bố thực phẩm cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải thực hiện trước khi bày bán trên thị trường.
Bài viết này thucpham.com sẽ chia sẻ cho các bạn mọi kiến thức cần biết về công bố thực phẩm.
1. Một sản phẩm thực phẩm phải công bố những gì?
Đối với một sản phẩm thực phẩm phải đạt đủ các tiêu chuẩn về nguyên liệu chế biến, các chất phụ gia được sử dụng, các chất hỗ trợ trong quá trình chế biến thực phẩm. Dù được sản xuất trong nước hay được nhập khẩu từ các thi trường nước ngoài nhưng khi được bày bán và tiêu thụ ở Việt Nam thì đều phải công bố thực phẩm.
Ngoài ra, thực phẩm đạt tiêu chuẩn còn cần phải công bố về bao bì, các dụng vụ chứa đựng, dây truyền sản xuất…
2. Ai là người phải công bố thực phẩm?
- Tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam đều phải làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất tại nước ngoài cũng phải được công ty đại diện tại Việt Nam, đứng ra công bố thực phẩm.
3. Các thủ tục công bố thực phẩm
Để công bố thực phẩm, các cơ quan chức năng đã ban hành quy định hướng dẫn cụ thể, trong đó các thủ tục cần phải có trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sản phẩm thực phẩm đạt mọi tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thủ tục để công bố thực phẩm thường sẽ công bố tiêu chuẩn bằng bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm kèm theo bản tiêu chuẩn cơ sở.
Đối với các sản phẩm thực phẩm đặc biệt hơn như nước tinh khiết đóng chai, thuốc lá điếu đầu lọc,…thực phẩm hay nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài thì cần làm thủ tục công bố thực phẩm tại Bộ y tế ( Cục an toàn vệ sinh thực phẩm).
Các sản phẩm thực phẩm còn lại không thuộc dah mục thực phẩm đặc biệt thì làm thủ tục và nộp hồ sơ công bố thực phẩm tại sở y tế cấp tỉnh hoặc thành phố nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở đại diện.
Một bản công bố thực phẩm sẽ có hiệu lực ba năm kể từ ngày gia hạn và sau ba năm, đại diện của cơ sở sản xuất phải xin lại giấy chứng nhận cho cơ sở của mình theo đúng như luật đã quy định.
4. Về hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm
Trong bộ hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau:
- Một bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo mẫu đã được quy định rõ ràng của cơ quan chức năng.
- Một bản tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu công ty hoặc cơ sở sản xuất đó ban hành, có con dấu của chủ sở hữu cơ sở và được thực hiện theo mẫu.
- Kết quả kiểm nghiệm bao gồm các thông tin chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vệ sinh của sản phẩm thực phẩm được công bố và chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng. Kết quả này do phòng kiểm nghiệm cung cấp trong vòng 12 tháng theo quy định. Riêng đối với sản phẩm là nước khoáng thiên nhiên phải có thêm phiếu kết quả xét nghiệm đối với tiêu chuẩn nguồn nước.
- Nhãn mác của sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn mác sản phẩm cùng với dự thảo nội dung ghi nhãn phụ có con dấu kèm theo. Ngoài ra còn có mẫu có gắn nhãn nếu được cơ quan chức năng yêu cầu.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với thương nhân là người Việt Nam và giấy phép thành lập văn phòng đại diện đối với các công ty sản xuất tại nước ngoài.
- Đối với các sản phẩm mới đưa ra thị trường, có đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì phải có thêm giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.
- Bản sao biên lai đã nộp lệ phí thẩm định hồ sơ công bố thực phẩm và lệ phí cấp giấy chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Đối với các sản phẩm thực phẩm chiếu xạ hoặc thực phẩm biến đổi gen, các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ mới, hoặc trong thành phần nguyên liệu của sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ phải có giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ được nộp kèm hô sơ xin cấp giấy chứng nhận.
- Một số cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần có thêm giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn.
Mặc dù các thủ tục và giấy tờ liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hay còn gọi là công bố thực phẩm không quá cầu kỳ và khó khăn, nhưng các cơ sở sản xuất và kinh doanh thưc phẩm có nhu cầu đăng ký phải hết sức lưu ý để quá trình xin cấp giấy không gặp phải vướng mắc, và diễn ra nhanh chóng.
Tin cùng chủ đề
Góp Phần Hỗ Trợ Bà Con Tuyên Quang Khắc Phục Hậu Quả Bão Yagi
Nội Dung Chính1. Một sản phẩm thực phẩm phải công bố những gì?2. Ai là...
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Nội Dung Chính1. Một sản phẩm thực phẩm phải công bố những gì?2. Ai là...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Một sản phẩm thực phẩm phải công bố những gì?2. Ai là...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Một sản phẩm thực phẩm phải công bố những gì?2. Ai là...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Một sản phẩm thực phẩm phải công bố những gì?2. Ai là...
ThucPham.com Tại Lễ Hội Bánh Và Ẩm Thực Vũ Thư Thái Bình
Nội Dung Chính1. Một sản phẩm thực phẩm phải công bố những gì?2. Ai là...