Hương vị tự nhiên của tổ yến không hề hấp dẫn mà lại có mùi hơi tanh giống như lòng trắng trứng, ngay cả khi ăn nóng. Chính vì thế mà người ta phải nấu tổ yến cùng các nguyên liệu khác để tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn. Chưng tổ yến là cách chế biến đơn giản, dễ làm được nhiều người áp dụng. Đơn giản, dễ làm nhưng cũng cần phải có kỹ thuật thì món ăn mới đảm bảo về cả mùi vị cũng như đạt được dinh dưỡng tối đa nhất. Vậy khi chưng tổ yến cần lưu ý những gì, các bước thực hiện ra sao mới là chính xác nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ThucPham.com để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
1. Cách chưng tổ yến đảm bảo chất lượng
Tổ yến chưng cách thủy bằng bếp lửa hoặc bằng nồi cơm điện là cách làm phổ biến nhất, có thể áp dụng được với tất cả các loại yến, làm những sợi yến mềm, nở đều, hương vị thơm ngon mà vẫn giữ được những giá trị dinh dưỡng của nó. Để chưng tổ yến được ngon, bạn cần tuân theo các bước sau đây.
Đầu tiên là làm sạch tổ yến. Nếu bạn mua loại tổ yến thô vẫn còn lông thì bước sơ chế này khá cầu kỳ và tốn thời gian, nhưng bù lại bạn có thể yên tâm rằng sản phẩm không bị sử dụng hóa chất tẩy, làm trắng hoặc tổ yến kém chất lượng.
Với loại tổ yến thô cần 2 đến 5 giờ đồng hồ ngâm trong nước sạch để các sợi yến mềm và tơi ra. Lông và các chất bẫn cũng sẽ được tách bỏ. Chỉ rửa bằng tay dưới vòi nước thì lông yến không thể sạch hoàn toàn nên bạn phải dùng nhíp gắp từng sợi lông còn xót lại thì yến mới đảm bảo sạch.
Với loại tổ yến tinh chế, đã được làm sạch thì chỉ cần đặt tổ yến vào một rây nhỏ rồi để dưới vòi nước là chúng sẽ nhanh chóng mềm ra và có thể chế biến được luôn, rất tiện lợi.
Còn với loại tổ yến tươi thì bản thân của nó đã mềm sẵn và được làm sạch nên chỉ cần cho vào chế biến là được.
Yến sau khi ngâm nước thì sợi của nó nở to và mềm hơn so với ban đầu. Tùy vào từng loại mà độ nở và kích thước của nó cũng khác nhau.
Sau khi làm sạch là đến công đoạn chưng yến. Bạn có thể chưng cùng đường phèn, hạt sen, táo đỏ…tùy vào khẩu vị của từng người hoặc tùy vào mục đích sử dụng mà kết hợp với các loại nguyên liệu phụ một cách hợp lý.
Ngoại trừ yến huyết thì tất cả các loại yến đều có thời gian chưng khoảng 20 đến 30 phút là được. Yến huyết có sợi cứng hơn nên thời gian chế biến cũng phải lâu hơn, khoảng 1giờ đồng hồ mới chín.Bạn có thể dùng nồi inox hoặc nồi nhôm để chưng bằng bếp ga nhưng cách này có thời gian chế biến lâu hơn. Còn nếu bạn dùng nồi hấp bằng điện chuyên dụng thì chất lượng và hương vị đảm bảo hơn rất nhiều.
Đổ nước vào nồi sao cho nước ngập khoảng 80% thố đựng yến để tránh khi nước sôi sẽ trào vào trong. Sau khoảng thời gian chưng tùy loại yến, nếu sợi yến sào nở đều, có độ mềm vừa phải, không bị nát hoặc tan thành nước. Tổ yến chưng khi còn nóng sẽ có mùi tanh thoang thoảng giống như lòng trắng trứng, nhưng khi nguội thì sẽ hết. Hâm nóng lại thì mùi tanh nhẹ này lại xuất hiện. Đây cũng chính là một trong những cách để phân biệt tổ yến thật hay giả.
2. Một số lưu ý giúp chưng tổ yến ngon
Khi chưng yến, bạn phải chú ý tới một số điểm sau để món ăn của mình được đảm bảo chất lượng. Đầu tiên, nước trong thố phải ngập hết những lượng yến trong đó, thì khí chín những sợi yến mới nở đều, mềm ngon. Nếu quá ít nước, sợi yến có thể sẽ bị dai, hoặc món ăn quá đặc.
Không nên cho yến và các nguyên liệu phụ đầy tới miệng thố mà chỉ ở khoảng 70 đến 80% thố là vừa đủ. Như vậy sẽ có khoảng không giúp sợi yến được nở đều. Nếu bạn cho đầy, khi sợi yến nở to sẽ bị trào ra ngoài.
Ban đầu bạn có thể để lửa to cho nước sôi mạnh, nhưng sau đó nên giữ lửa nhỏ liu riu trong suốt quá trình hấp, chỉ giữ nhiệt độ hấp ở khoảng 80 độ C là vừa đủ. Nếu nhiệt độ cao quá cũng sẽ làm protein và nhiều chất dinh dưỡng khác có trong tổ yến bị phân hủy, làm giảm giá trị của món ăn.
Xem thêm: Điểm danh những tác dụng của yến sào với sức khỏe
Thời gian chưng tổ yến cũng rất quan trọng, nó quyết định tới chất lượng cũng như hương vị của món ăn. Nếu chưng không đủ lâu sợi yến sẽ không chín đều hoặc bị dai. Nếu chưng quá lâu thì sợi yến sẽ tan ra thành nước và mất đi hương vị tự nhiên của nó.
Khi chưng tổ yến hãy cho thêm một lát gừng mỏng vào thố để khử bớt mùi tanh, tăng thêm hương vị và đồng thời trung hòa tính lạnh của tổ yến.
Với món tổ yến chưng đường phèn thì chỉ nên cho đường vào giai đoạn cuối cùng, khi đã tắt bếp để sợi yến được nở to và có hương vị tự nhiên nhất.
Không nên hâm lại tổ yến bằng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng có trong đó.
Tổ yến là một thực phẩm bổ dưỡng và quý giá nên cần biết cách chế biến để có thể giữ được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất của nó.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Gian hàng ThucPham.com đã khép lại hành trình tham gia Lễ hội Quà tặng Du...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Tham gia Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thức...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Kính gửi Quý khách hàng và đối tác, Thay mặt Công ty TNHH ThucPham.com, chúng...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Bạn là tín đồ của ẩm thực Hà Nội? Đừng bỏ lỡ cơ hội trải...
ThucPham.com Tại Lễ Hội Bánh Và Ẩm Thực Vũ Thư Thái Bình
Lễ Hội Bánh Và Ẩm Thực Vũ Thư Thái Bình – Lần thứ nhất –...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác. ThucPham.com xin thông báo lịch nghỉ lễ...