Ăn trứng ngỗng có khả năng sinh con trai hay gái theo ý muốn mà còn giúp con được thông minh , khỏe mạnh hơn, da trắng hơn, tóc dài đen hơn…Đó chỉ là những kinh nghiệm dân gian truyền miệng và chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tác dụng của việc ăn trứng ngỗng đối với sức khỏe của thai nhi và bà bầu.
Vậy thực hư những kinh nghiệm dân gian này ra sao? Hãy cùng Thucpham.com tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu có nên ăn trứng ngỗng trong bài viết dưới đây.
1. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng
Hãy cùng tìm hiều về thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm được nhiều bà bầu ưa chuộng này để biết bà bầu có nên ăn trứng ngỗng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thì trứng ngỗng có giá trị dinh dưỡng ít hơn cả trứng gà. Tỷ tệ protein trong trứng ngỗng là 13,5% trong khi đó hàm lượng protein có trong trứng gà là 14,8%, chưa kể đến hàm lượng các loại vitamin khác trong trứng ngỗng cũng thua kém rất nhiều. Vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà, trứng ngỗng chỉ có chứa 0,33 mg còn trứng gà chứa tới 0,7 mg vitamin A. Hơn nữa trứng ngỗng lại có nhiều cholesteron và lipit nên không tốt cho sức khỏe, dễ gây ra bệnh về tim mạch hay huyết áp.
Một điểm quan trọng nữa khiến các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều trứng ngỗng đó là loại trứng này có chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có thể tấn công cơ thể và gây ra nhiều bệnh tật, do trứng gà được đẻ ở nơi khô ráo, sạch sẽ hơn so với trứng ngỗng.
Xét về hương vị và độ thơm ngon thì trứng ngỗng cũng không thể bằng trứng gà. Ngoài bà bầu thì gần như không có ai thích ăn loại thực phẩm này bởi nó được nhận xét là có vị rất nhạt nhẽo, khó ăn. Nhưng vì nghĩ rằng trứng ngỗng tốt cho thai nhi nên không ít bà mẹ đã phải cố gắng ăn thật nhiều trứng ngỗng.
Việc bổ sung vitamin A và các chất dinh dưỡng khác cho bà bầu thì tốt nhất là nên ăn trứng gà thay cho trứng ngỗng. Cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào khẳng định phụ nữ khi mang thai ăn nhiều trứng ngỗng sẽ giúp con sinh ra thông minh và khỏe mạnh hơn những đứa trẻ khác. Nếu muốn con bạn phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ thì chỉ có biện pháp là chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu DHA , acid folic, acid béo, choline…vào bữa ăn hàng ngày của bà bầu.
2. Ăn bao nhiêu trứng ngỗng là đủ?
Trứng ngỗng mặc dù không có nhiều dinh dưỡng bằng trứng gà hay trứng vịt, trứng cút nhưng nó cũng là một loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Nếu các bà bầu vẫn muốn ăn trứng ngỗng thì trong suốt chín tháng mang thai chỉ nên ăn 3 quả trứng ngỗng, mỗi quả cách nhau 3 tháng là đủ. Vì trứng ngỗng có trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với các loại trứng gia cầm thông thường khác nên khi ăn cần chia nhỏ quả trứng thành 2 đến 3 phần để không bị ngán, đầy hơi, khó tiêu hoặc khó chịu vì nạp quá nhiều năng lượng cùng lúc.
Trứng ngỗng có chứa nhiều cholesteron nên khi ăn trứng ngỗng bà bầu cũng nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình. Không nên nạp thêm các thực phẩm bổ dưỡng khác như mọi khi để tránh bị dư thừa nhiều chất, dẫn tới việc tăng cân, béo phì ở bà bầu. Việc nạp vào nhiều dinh dưỡng chỉ làm cho mẹ bầu tăng trọng lượng cơ thể chứ thai nhi trong bụng sẽ không hấp thu được hết.
Vậy bạn đã biết bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không? Và ăn bao nhiêu là đủ để không bị dư thừa nhiều dinh dưỡng?
3. Cách chọn trứng gà tươi ngon
Để mua được loại trứng gà còn mới, tươi ngon thì cũng cần có những mẹo vặt dưới đây thì mới đảm bảo chất lượng. Đưa trứng lên soi ở chỗ có nguồn sáng điện hoặc ánh sáng mặt trời, ót tay sao cho chỉ hở 2 đầu quả trứng, mắt bạn ghé sát vào 1 đầu và đầu còn lại sẽ được ánh sáng chiếu vào. Cách này bạn có thể nhìn thấy những vật thể lạ như giun sán, ký sinh trùng,.. Nên chọn quả trứng có màu hồng tươi, trong suốt và chỉ có 1 chấm máu nhỏ.
Cách thứ hai để kiểm tra trứng là thả vào dung dịch nước muối 10%, nếu quả trứng chìm nghĩa là trứng còn mới.
Trứng lo lửng trong nước là trứng đã để từ 3 đến 5 ngày, còn nếu trứng nổi hẳn lên là trứng đã để lâu, có thể đã bị hỏng, bị vữa hoặc chất lượng không được tốt.
Cuối cùng, bạn có thể kiểm tra trứng bằng cách cầm quả trứng bằng ngón trỏ và ngón cái rồi lắc nhẹ.Trứng mới đẻ khi lắc sẽ không kêu, trứng để càng lâu thì tiếng kêu phát ra càng rõ.
Chỉ với những mẹo vặt đơn giản là bạn có thể chọn được loại trứng gia cầm còn tươi ngon, chất lượng tốt. Loại trứng khi đẻ mà bị nứt, vỡ phần vỏ ngoài thì không nên ăn vì trứng rất dễ nhiễm khuẩn. Ăn loại trứng này sẽ có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc.
Trứng ngỗng không phải là thần dược giúp thai nhi được khỏe mạnh, thông minh mà muốn con bạn có sự phát triển vượt trội hơn những đứa trẻ khác về mặt thể chất lẫn trí tuệ thì còn dựa vào nhiều yếu tố khác như gen di truyền, cấu trúc não, mỗi trường sống, giáo dục, dinh dưỡng…Sau bài viết này chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời bà bầu có nên ăn trứng ngỗng.
Bài viết liên quan:
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng2. Ăn bao nhiêu trứng ngỗng...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng2. Ăn bao nhiêu trứng ngỗng...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng2. Ăn bao nhiêu trứng ngỗng...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng2. Ăn bao nhiêu trứng ngỗng...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng2. Ăn bao nhiêu trứng ngỗng...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng2. Ăn bao nhiêu trứng ngỗng...