Trong những ngày hè nắng nóng, cơ thể bạn sẽ rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh, vì vậy bạn cần một chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao sức đề kháng cũng như tránh được các bệnh liên quan đến tiêu hóa và nhất là nguy cơ ngộ độc thực phẩm như hiện nay.
Mặc dù chúng ta đã được nghe nhiều đến cụm từ vệ sinh an toàn thực phẩm hay thực phẩm an toàn nhưng liệu bạn có hiểu được hết ý nghĩa của cụm từ này không? Vậy thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm?
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc xơ chế, chế biến, bảo quản và dự trữ các loại thực phẩm theo những nguyên tắc nhất định để phòng chống bệnh tật thông qua con đường ăn uống và nâng cao sức khỏe bản thân.
Những thói quen xấu trong lựa chọn, chế biến và bảo quản gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Để thức ăn đã được nấu chín ở nhiệt độ thường trong vài tiếng.
Đó là một thói quen xấu dẫn đến những hệ quả khó lường. Thức ăn chỉ có thể giữ được một giờ với mức nhiệt độ từ 32 độ C trở lên và hai giờ đồng hồ với mức nhiệt độ từ 5 đến 32 độ C. Nếu vượt quá hai giới hạn này, vi khuẩn gây bệnh bắt đầu sinh sôi và làm hỏng thức ăn.
2. Để đồ ăn thừa quá lâu trong tủ lạnh.
Đây là thói quen xấu rất hay mắc phải ở nhiều gia đình gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại thức ăn đã được nấu chín chỉ có thể giữ lại dùng trong 4 ngày với điều kiện bảo quản trong hộp kín và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 10 độ C. Sau 4 ngày, số thức ăn thừa đó không nên tiếp tục dùng lại, như vậy sẽ rất dễ bị đau bụng hoặc ngộ độc thực phẩm.
Một điều cần lưu ý là chúng ta nên nhớ thời hạn sử dụng của những hộp thức ăn thừa để trong tủ lạnh để kịp sử dụng hoặc bỏ đi nếu đã quá hạn.
3. Thức ăn chỉ thực sự hỏng khi ngửi thấy mùi ôi thiu là không chính xác.
Nhiều hộp đồ ăn nếu chỉ quan sát bằng mắt thường, ngửi hoặc nếm cũng khó có thể phát hiện ra chúng đã hỏng hay chưa. Bởi vậy, cách tốt nhất là đồ ăn thừa để quá lâu trong tủ lạnh thì nên bỏ đi.
4. Trái cây chỉ cần gọt vỏ là có thể ăn ngay.
Rất nhiều người có thói quen xấu là ăn hoa quả chỉ gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài mà không cần rửa, đó là một thói quen tai hại. Dù là bơ, chuối, dưa hấu hay bất cứ loại hao quả nào khi mua về nên rửa thật kỹ bằng nước sạch trước khi ăn.
5.Rã đông thực phẩm không đúng cách.
Đây không đơn giản là một thói quen xấu mà là sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng. Rã đông các thực phẩm không đúng cách làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện để thực phẩm bị vi khuẩn tấn công. Nếu bạn rã đông bằng cách để thực phẩm ở nhiệt độ phòng cho tan ra dần , thì không những thực phẩm đông lạnh của bạn mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng, mà những vi khuẩn gây bệnh trong đó còn sinh sôi với tốc độ chóng mặt.
Cách tốt nhất để rã đông thực phẩm là để chúng qua đêm trong ngăn mát của tủ lạnh, hoặc nếu bạn muốn sử dụng ngay thì nên sử dụng lò vi sóng.
6. Thờ ơ trước những biểu hiện ngộ độc thực phẩm:
Nhiều trường hợp ăn phải thức ăn ôi thiu và bị ngộ độc thực phẩm nhẹ như chỉ có triệu chứng hơi đau bụng, buồn nôn hoặc hơi sốt mà thờ ơ, coi thường. Mức độ ngộ độc nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lượng vi khuẩn trong cơ thể bạn và thể trạng của mỗi người. Vì vậy, khi bị ngộ độc thực phẩm nên theo dõi các triệu trứng để chữa trị kịp thời.
7.Dùng lại chai, lọ nhựa:
Dùng lại các chai, lọ nhựa đựng nước ngọt là một thói quen xấu rất nguy hiểm và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những chai nhựa này được làm từ loại nhựa chỉ sử dụng 1 lần, nếu bạn sự dụng lại chúng hoặc để tiếp xúc với ánh nắng và nhiệt độ cao thì các hóa chất trong chai sẽ thôi ra và ngấm vào nước. Hơn nữa những chai nhựa này có chứa các loại vi khuẩn mà không cách nào rửa sạch được.
Để giữ gìn và nâng cao sức khỏe trong ngày hè, ngoài việc tránh các thói quen xấu kể trên, chúng ta nên thực hiện theo
10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm đã được WHO công bố:
*Lựa chọn thực phẩm đảm bảo tươi, sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ và tốt cho sức khẻo.
*Nấu thực phẩm chín kỹ ở nhiệt độ trên 70 độ C trước khi ăn.
*Ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín. Thức ăn để càng lâu càng dễ bị nhiễm khuẩn.
*Bảo quản các loại thực phẩm đã được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp, đặc biệt là thực phẩm cho trẻ em không nên dùng lại.
* Đun lại thực phẩm thật kỹ trước khi ăn ở nhiệt độ tốt nhất là trên 70 độ C.
* Không để lẫn thực phẩm sống và chín cả khi chế biến cũng như bảo quản để tránh bị ô nhiễm chéo giữa hai loại thực phẩm.
*Rửa tay sạch sẽ trong quá trình chế biến thực phẩm và sau khi tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây bệnh.
*Giữ các bề mặt chế biến thức ăn và nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. Vì thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với các bề mặt không an toàn.
*Che đậy thực phẩm để tránh các loài cô trùng, loài gặm nhấm và các loại động vật khác để tránh các loại vi khuẩn vi sinh vật lây lan từ động vật sang người thông qua thức ăn.
*Nguồn nước được sử dụng để chế biến thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung ChínhNhững thói quen xấu trong lựa chọn, chế biến và bảo quản gây...
Góp Phần Hỗ Trợ Bà Con Tuyên Quang Khắc Phục Hậu Quả Bão Yagi
Nội Dung ChínhNhững thói quen xấu trong lựa chọn, chế biến và bảo quản gây...
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Nội Dung ChínhNhững thói quen xấu trong lựa chọn, chế biến và bảo quản gây...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Nội Dung ChínhNhững thói quen xấu trong lựa chọn, chế biến và bảo quản gây...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung ChínhNhững thói quen xấu trong lựa chọn, chế biến và bảo quản gây...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Nội Dung ChínhNhững thói quen xấu trong lựa chọn, chế biến và bảo quản gây...