Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống cũng như sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã đề ra pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân cũng như để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước.
Các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đã và đang sản xuất kinh doanh thực phẩm cần phải nắm rõ pháp lệnh này để không vi phải chịu những hình phạt do vi phạm pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vậy những quy định cũng như nội dung của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm là gì. Bài viết sau đây thucpham.com xin được tóm tắt và nêu ra những ý đầy đủ nhất của pháp lệnh.
1. Tóm tắt pháp lệnh
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm là pháp lệnh số 12 được Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày 26/7/2003. Pháp lệnh đề ra quy định những hành vi bị cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quyền lợi cũng như trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh và của người tiêu dùng, để phòng tránh các bệnh có thể lây lan qua đường ăn uống và ngộ độc thực phẩm.
Theo pháp lệnh, một cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm là hoạt động hợp pháp khi có đủ giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và một số các giấy tờ khác theo yêu cầu.
2. Những nội dung chính trong pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm
Những hành vi bị cấm trong việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm:
- Cấm sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm ôi thiu, đã bị biến chất, ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Cấm sản xuất và kinh doanh các thực phẩm có chứa vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cho con người.
- Cấm sản xuất và chế biến các loại thực phẩm tươi sống chưa được các cơ quan thú ý kiểm tra.
- Không được sử dụng các nguyên liệu, chất phụ gia và gia vị không có trong danh mục được phép sử dụng của bộ y tế để sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Không kinh doanh các thực phẩm đã hết hạn sử dụng.
Những quy định trong việc chế biến thực phẩm:
- Nơi chế biến thực phẩm phải đảm bảo các yếu tố về môi trường, thiết kế, bố trí, kết cấu, hệ thống cấp thoát nước, thiết bị và dụng cụ bảo quản, phương tiện bảo hộ…
- Các nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, an toàn và đạt tiêu chuẩn đề ra.
- Quy trình chế biến thực phẩm cũng phải được tuân thủ theo những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm với những trang thiết bị, dây truyền, công nghệ phù hợp nhất.
- Bao bì để đóng gói thực phẩm cũng phải đạt tiêu chuẩn an toàn, được kiểm nghiệm và xác nhận là không chứa độc tố gây ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.
- Đối với những cơ sở sản xuất và chế biến các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ cao như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản tươi sống, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm đông lạnh, rau củ, trái cây tươi… thì cần phải khắt khe hơn trong các khâu chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối.
Đối với việc xuất- nhập khẩu thực phẩm:
- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng, các sản phẩm nhập khẩu phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khi thực hiện nhập khẩu thực phẩm về Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các giấy tờ và thủ tục kiểm tra theo quy định.
- Các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng của các nước nhập khẩu.
Đối với việc quảng cáo, và những thông tin về nhãn mác của sản phẩm:
- Các cơ sở phải cam kết và chịu trách nhiệm về những thông tin đưa ra trong quảng cáo và trên bao bì của sản phẩm thực phẩm.
- Những nội dung đưa ra phải rõ ràng, trung thực để không gây hiểu nhầm hoặc các thiệt hại về mặt kinh tế, sức khỏe cho những người sử dụng sản phẩm của mình.
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện ra dịch bệnh hoặc ngộ độc thực phẩm:
- Các tổ chức, các nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm thực hiện các quy định, yêu cầu được đề ra trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh có liên quan khi sử dụng sản phẩm do cở sở của mình sản xuất, phải có trách nhiệm trình báo ngay với các cơ quan y tế và các cơ quan có thẩm quyền để cơ những biện pháp xử lý kịp thời.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm sẽ phải chịu mọi hình thức xử phạt của các cơ quan chức năng được quy định trong pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hãy tuân thủ theo những quy định của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm để trở thành một cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm có uy tín với người tiêu dùng.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Tin vui cho người tiêu dùng: ThucPham.com đạt chứng nhận FDA, khẳng định vị thế...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Kính gửi Quý khách hàng và đối tác, Thay mặt Công ty TNHH ThucPham.com, chúng...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác. ThucPham.com xin thông báo lịch nghỉ lễ...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
THÔNG BÁO THAY ĐỔI BAO BÌ BỘT TRÀ SỮA HÒA TAN THUCPHAM.COM Với mục tiêu mang...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Để thuận lợi hơn trong việc liên lạc giữa công ty với Quý khách hàng,...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Món bánh caramen / flan từ bấy lâu nay đã trở thành món ăn nhẹ...