Từ bao đời nay, lương thực – thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, cung cấp chất dinh dưỡng cho con người. Nhờ có thực phẩm mà con người duy trì được sự sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Bạn hãy thử kiểm tra xem mình thực phẩm hàng ngày của mình đã đảm bảo an toàn vệ sinh hay chưa qua bài viết dưới đây.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không những trong quá trình nấu nướng mà còn phải thận trọng ở khâu mua và sơ chế thức ăn.
Những căn bệnh phổ biến thường mắc phải nếu ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, không đảm bảo an toàn vệ sinh như ngộ độc thực phẩm, cảm cúm, dị ứng thậm chí là ung thư…
Tìm hiểu 7 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
1. Rửa tay thật sạch
Đây là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giữ cho tay luôn được sạch sẽ trong quá trình nấu ăn là một yêu cầu quan trọng. Sau khi chế biến thực phẩm sống như thịt, cá, thịt gia cầm, bạn nên rửa tay lại thật sạch rồi mới tiếp tục chế biến các loại thực phẩm khác.
Nếu tay bạn bị nhiễm trùng, hãy băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm. Móng tay nên cắt ngắn và đảm bảo luôn sạch sẽ.
Tốt nhất không tiếp xúc với thực phẩm khi bạn đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.
2. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Cần bảo quản thực sống tươi sống đúng cách, đúng nơi quy định, hoặc sử dụng các biện pháp để vi khuẩn, sau bọ không xâm nhập vào dể gây hư hỏng. Ví dụ, bảo quản các loại ngũ cốc, gia vị… bạn nên để nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng thêm thuốc chống mối mọt nếu cần thiết.
Khi tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh, không để chung thức ăn sống lẫn thức ăn chín và đậy nắp kín để tránh ô nhiễm chéo giữa hai loại thực phẩm. Nếu bạn muốn giữ lại thức ăn thừa, hãy để chúng riêng biệt trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 10 độ C.
Lưu ý, không để thức ăn gần các loại hóa chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật. Không tận dụng các loại sách báo cũ để gói thức ăn. Các dụng cụ tích trữ đồ ăn phải đảm bảo giữ được chất lượng, hương vị và độ tươi ngon của thực phẩm.
3. Vệ sinh nhà bếp và các dụng cụ làm bếp thường xuyên
Lau rửa bề mặt bếp, các loại chén bát và dụng cụ làm bếp mỗi ngày để loại bỏ hết vi khuẩn gây bệnh. Không để bát đĩa hoặc dụng cụ làm bếp bẩn qua đêm. Khi rửa xong phải để nơi khô ráo, sạch sẽ hoặc lau lại bằng khăn sạch. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm bị nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây nên mầm bệnh.
Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nhà bếp phải được thay và đem luộc nước sôi trước khi tái sử dụng. Kể cả khan lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.
Không sử dụng chung dụng cụ nấu ăn giữa thức ăn sống và thức ăn chín. Rác thải phải được để vào túi nilon hoặc thùng kín và được đổ hàng ngày và đúng nơi quy định.
4. Chế biến thức ăn ở nhiệt độ phù hợp với từng loại
Nấu các loại thức ăn ở nhiệt độ thích hợp cũng là cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh đều được loại bỏ ở mức tối đa nếu chúng được nấu ở nhiệt độ cần thiết.
Các loại thực phẩm đông lạnh phải có thời gian rã đông phù hợp và được rửa lại thật kỹ bằng nước sạch trước khi chế biến. Không nên ăn thực phẩm sống như thịt bò tái, các loại gỏi…
Thức ăn để nguội ở rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và làm hư hỏng vì vậy để đảm bảo giữ được chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, chúng ta nên ăn ngay sau khi nấu hoặc đun lại kỹ thức ăn trước khi ăn.
5. Sơ chế sạch rau củ và các loại trái cây tươi
Rau củ và các loại trái cây tươi phải được ngâm trong nước sạch pha chút muối rồi rửa lại dưới vòi nước hoặc chậu nước để loại bỏ vi khuẩn. Các loại rau, củ, quả sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng nếu chúng được rửa sạch trước khi cắt gọt. Việc này còn giúp giữ lại các loại vitamin trong rau quả không bị rửa trôi theo dòng nước.
Muốn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nước được sử dụng trong sơ chế, chế biến thực phẩm phải là nguồn nước sạch, không bị lẫn các tạp chất hoặc hóa chất độc hại
6. Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của những loại thực phẩm đóng gói
Các thực phẩm được chế biến sẵn và đóng gói phải đầy đủ thông tin cần thiết trên nhãn mác như tên sản phẩm, thành phần, giá trị dinh dưỡng, trọng lượng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản…
Không sử dụng những hộp, gói thực phẩm bị rách, méo mó hoặc hoen gỉ. Thực phẩm bên trong phải vẫn còn màu sắc và mùi vị hấp dẫn, không bị hôi, mốc.
7. Sử dụng các giác quan của mình để kiểm tra chất lượng thực phẩm
Nếu bạn ngửi thấy thực phẩm có mùi lạ, không còn giữ được hương vị của món ăn, hoặc quan sát bằng mắt thấy chúng có màu sắc khác thường thì không nên mua hoặc tiếp tục sử dụng, vì những loại thực phẩm này có nguy cơ bị vi khuẩn làm hỏng.
7 nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp bạn có được những kiến thức căn bản và cần thiết nhất để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Rửa tay thật sạch2. Bảo quản thực phẩm đúng cách3. Vệ sinh...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Rửa tay thật sạch2. Bảo quản thực phẩm đúng cách3. Vệ sinh...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Rửa tay thật sạch2. Bảo quản thực phẩm đúng cách3. Vệ sinh...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1. Rửa tay thật sạch2. Bảo quản thực phẩm đúng cách3. Vệ sinh...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1. Rửa tay thật sạch2. Bảo quản thực phẩm đúng cách3. Vệ sinh...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1. Rửa tay thật sạch2. Bảo quản thực phẩm đúng cách3. Vệ sinh...