Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non nớt và yếu ớt, khó có thể thích nghi kịp thời với những thay đổi của thời tiết, khí hậu hay khi tiếp xúc phải môi trường ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như người lớn chúng ta. Nâng cao sức khỏe trẻ nhỏ bằng 10 loại thực phẩm tăng sức đề kháng, để con khỏe mạnh, tự do vui đùa mà không phải lo lắng tới những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn từ bên ngoài. Hãy là một bà mẹ thông thái khi biết cách chăm sóc con bạn ngay từ bữa ăn hàng ngày.
1.Sữa chua
Sữa chua có chứa một loại khuẩn là probiotic, rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa của người lớn cũng như trẻ nhỏ. Sữa chua bảo vệ đường tiêu hóa còn non yếu của trẻ, giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng sức đề kháng và phòng tránh được nhiều bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, tiêu chảy.
Sữa chua có hương vị thơm ngon nên rất dễ cho trẻ ăn hàng ngày. Hiện tại trên thị trường có nhiều loaih sữa chua với các hương vị khác nhau để các mẹ có thể tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên nếu muốn đảm bảo chất lượng và an toàn các mẹ có thời gian nên tự tay làm sữa chua cho con và cả gia đình cùng ăn. Vừa tốt cho con, vừa bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
2. Cà chua
Cà chua là một loại trái cây có sắc đỏ mọng đẹp mắt. Màu đỏ của trái cà chua cũng như nhiều trái cây cùng màu khác như dưa hấu là do lycopene quyết định. Chính lycopene là chìa khóa để trái cà chua và những loại trái cây có màu đỏ khác có khả năng nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cà chua còn chứa chất chống oxi hóa, vitamin A, C giúp tăng khả năng kháng viêm cho trẻ nhỏ, tăng cường thị lực cũng như trí thông minh cho trẻ.
3. Thịt nạc
Thịt nạc của các loài động vật được xem là một trong những thực phẩm tăng sức đề kháng hiệu quả. Trong các loại thịt nạc, nhất là thịt có màu đỏ tươi như bắp bò chứa một lượng lớn protein lành mạnh, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong các loại thịt này còn chứa kẽm hỗ trợ cơ thể chống lại những tác nhân bất lợi.
Ăn một lượng vừa đủ thịt nạc trong thực đơn hàng ngày giúp trẻ duy trì sức khỏe cũng như thể trạng. Không nên quá lạm dụng thịt nạc của động vật bởi ăn quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng dư thừa protein gây khó tiêu, đầy bụng cho trẻ.
4. Acid béo omega 3 trong cá, và một số loại hạt
Omega 3 rất tốt cho trí thông minh của trẻ nhỏ, bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và nhiều bệnh tật khác.
Nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng có chứa acid béo omega 3 lành mạnh cũng rất phong phú, bạn có thể tìm thấy chúng trong thịt và dầu cá hồi, dầu oliu, dầu hạt lanh và quả óc chó.
Không khó để bổ sung omega 3 vào các bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Nếu không có điều kiện cho trẻ ăn cá hồi và quả óc chó thì cách đơn giản nhất là dùng dầu oliu trộn thêm vào các bữa ăn hàng ngày cho bé.
5. Các loại rau xanh sẫm màu
Súp lơ xanh, rau họ cải, rau ngót, rau dền…có màu xanh sẫm rất tốt cho trẻ nhỏ. Các loại rau này thường giàu chất xơ, vitamin C, và nhiều khoáng chất hơn các loại rau khác. Các khoáng chất trong rau rất cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường trí thông minh, bảo vệ trẻ tránh được những bệnh về đường tiêu hóa và hệ hô hấp.
Nếu trẻ lười ăn rau, bạn có thể say nhuyễn để nấu soup hoặc nấu cháo cho trẻ. Kết hợp cùng các loại rau có màu sắc bắt mắt khác kích thích cho trẻ thích ăn rau hơn, dần dần sẽ trở thành một thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ.
6. Trái cây có múi
Những loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chứa nhiều vitamin C là thực phẩm tăng sức đề kháng tuyệt vời cho trẻ. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu ớt bạn không nên cho trẻ ăn nhiều trái cây loại này sẽ khiến đường ruột của trẻ dễ bị tổn thương. Trẻ hay bị đi ngoài hoặc đau bụng, như thế những trái cây này không những không nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cho trẻ mà còn làm suy giảm sức đề kháng của trẻ.
7. Hải sản
Một số loại hải sản như tôm, cua, hàu, ngao…chứa canxi và sắt giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não cho trẻ nhỏ.
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ bằng những thực phẩm tăng cường sức đề kháng, các mẹ còn cần tạo ra những thói quen tốt trong việc nuôi dạy trẻ.
Thường xuyên vuốt ve âu yếm trẻ để kích thích các giác quan và trí tuệ phát triển, tăng cường lưu thông máu, và nhất là tạo nên tình mẫu tử bền chặt giữa mẹ và con.
Cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để hệ miễn dịch của trẻ được kích hoạt, có thể tự bảo vệ mình trước những thay đổi của môi trường.
Cho trẻ uống đủ nước và bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên tránh những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đạm, hạn chế đồ ngọt hoặc thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
Rèn cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1.Sữa chua2. Cà chua3. Thịt nạc4. Acid béo omega 3 trong cá, và...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1.Sữa chua2. Cà chua3. Thịt nạc4. Acid béo omega 3 trong cá, và...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1.Sữa chua2. Cà chua3. Thịt nạc4. Acid béo omega 3 trong cá, và...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1.Sữa chua2. Cà chua3. Thịt nạc4. Acid béo omega 3 trong cá, và...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1.Sữa chua2. Cà chua3. Thịt nạc4. Acid béo omega 3 trong cá, và...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1.Sữa chua2. Cà chua3. Thịt nạc4. Acid béo omega 3 trong cá, và...