Từ xa xưa, khi đời sống của con người chưa phát triển, chúng ta đã biết cách sử dụng các loại trà thảo mộc để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ chữa trị một số bệnh tật, giúp cho tinh thần của con người thoải mái và thanh thản hơn. Ngày nay, hiểu được giá trị của các loại trà thảo mộc mà con người đã sử dụng thảo mộc nhiều hơn.
Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thảo mộc tốt cho sức khỏe và những tác dụng quý giá của nó.
1. Kể tên một số loại thảo mộc
Nước ta nhờ có khí hậu nhiệt đới nên hệ động thực vật vô cùng phong phú. Các loại thảo mộc ở nước ta cũng hết sức đa dạng. Có thể kể đến một số loại như:
- Hạ khô thảo: đau là một loại cỏ có tác dụng lợi tiểu, mát gan, tiêu độc, sát trùng, điều hòa huyết áp, hỗ trợ điều trị một số bệnh nguy hiểm như bướu cổ, viêm cổ từ cung, áp se vú, lao hạch và bệnh về mắt.
- Hoa sứ đỏ ngoài việc được trồng để làm cảnh còn là một trong những thảo mộc có công dụng thông khí dưỡng thể. Thường xuyên sử dụng hoa sử đỏ để tắm sẽ giúp bạn có làn da khỏe mạnh, hồng hào, khí sắc tốt. Nếu dùng hoa này để sắc nước uống sẽ giúp thông khí, tiêu đờm, hạ huyết áp, thanh nhiệt, mát gan, giải độc.
- Cúc hoa cũng là một loại hoa được trồng rất phổ biến và có nhiều tác dụng chứa bệnh. Cúc hoa được sử dụng như một loại trà giúp cân bằng âm dương trong cơ thể, thanh nhiệt, làm dịu thần kinh, giúp tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng và có giấc ngủ ngon hơn. Cúc hoa còn giúp cân bằng khí huyết cho cơ thể.
- Loại thảo mộc tiếp theo thường được có mặt trong các vị thuốc đông y là cây cam thảo. Đây cũng là một loại cỏ có thể giúp tâm trạng thoải mái, bớt căng thẳng, có tác dụng kháng viêm, chống vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Vị thảo dược mà tới 90% các bài thuốc đông y đều sử dụng này còn giúp chống co thắt và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- La hán quả là một trong những thảo mộc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, giúp tĩnh tâm, an thần, tạo cảm giác thoải mái. La hán quả còn được dùng để điều trị một số bệnh thông thường như ho, bí tiểu…
- Hoa kim ngân trong đông y lại là thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Nên sử dụng loại hoa này thường xuyên để có tác dụng tốt nhất.
- Bung lai được dùng khi bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn, đau đầu, tiêu chảy, đầy hơi. Bung lai còn được dùng cho những người bị viêm gan mức độ nhẹ.
- Hoa mộc miên lại có công dụng trong việc tiêu viêm, thanh lọc và giải độc cơ thể, sát khuẩn, lưu thông khí huyết.
- Khi bị say nắng hoặc cảm mạo, người ta thường dùng cây tiên thảo sẽ có công dụng rất tốt.
Ngay nay, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chúng ta đã tìm ra rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nhiều thảo mộc. Thảo mộc còn được chiết xuất, tinh chế và đưa vào sản xuất một số loại thuốc chữa bệnh có lợi cho sức khỏe con người và không để lại tác dụng phụ sau khi sử dụng.
2. Nên dùng trà thảo mộc tươi hay khô?
Một số thảo mộc thông thường sẽ tốt hơn khi dùng tươi, nhưng một số khác lại tốt hơn khi được dùng khô.
Ví dụ như ngải cứu, bạc hà, mùi tây, bạc hà, húng quê thì dùng tươi sẽ tốt nhất bởi những thảo mộc này có chứa tinh dầu, chỉ khi được dùng ở dạng tươi thfi lượng tinh dầu mới là tốt nhất và tối ưu nhất. Những thảo mộc này chỉ nên sử dụng ngay sau khi thu hái chứ không nên bảo quản bằng tủ lạnh hay bảo quản ở nhiệt dộ thường vì chúng rất nhanh hỏng và dễ mất đi công dụng của nó.
Các loại thảo mộc thông thường nên dùng ở dạng khô như hoa quế, hoa hồi, cỏ xạ hương, cây hương thảo, xô thơm…thì sẽ phát huy được tối đa công dụng của nó. Những thảo mộc đơn giản này bạn hoàn toàn có thể tự phơi khô và bảo quản để sử dụng dần. Ngoài cách phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, một số thảo mộc lại chỉ được phép để ở nơi khô thoáng để chúng khô từ từ, nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời nhiệt độ quá cao sẽ làm mất hết giá trị chữa bệnh của chúng.
3. Tự pha một số loại trà thảo mộc đơn giản
Với những thảo mộc sẵn có trong bếp, bạn có thể tự pha cho mình những loại trà có tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Trà bạc hà mang đến sự thư thái, thoải mái cho tâm hồn. Ngoài ra, trà bạc hà còn giúp bạn có một làn da mềm mại, giảm được tình trạng đầy hơi, làm mát cơ thể. Khi bị cảm lạnh hãy uống một ly trà bạc hà, bạn sẽ thấy khỏe lên rất nhiều. Chỉ cần nghiền nát lá bạc hà tươi rồi thêm nước ấm vào là bạn đã có một ly tra bạc hà.
- Trà gừng là loại trà thông dụng nhất và rất dễ pha chế. Chỉ cần cạo vỏ, cắt lát gừng và đổ nước nóng vào, thêm chút mật ong hoặc chút đường là bạn đã có ly trà gừng thơm nồng, ấm áp, thích hợp cho những ai cảm lạnh, giúp giảm căng thẳng và tăng sức đề kháng.
Muốn tìm hiểu sâu và kỹ hơn về các loại trà thảo mộc và cách sử dụng, bạn có thể tham khảo thêm các loại sách về trà thảo mộc. Hãy biết cách tận dụng những điều tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Kể tên một số loại thảo mộc2. Nên dùng trà thảo mộc...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Kể tên một số loại thảo mộc2. Nên dùng trà thảo mộc...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Kể tên một số loại thảo mộc2. Nên dùng trà thảo mộc...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1. Kể tên một số loại thảo mộc2. Nên dùng trà thảo mộc...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1. Kể tên một số loại thảo mộc2. Nên dùng trà thảo mộc...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1. Kể tên một số loại thảo mộc2. Nên dùng trà thảo mộc...