Thực đơn ăn dặm giúp bé phát triển toàn diện

Thực đơn ăn dặm giúp bé phát triển toàn diện

thực đơn ăn dặm

Kể từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài sữa mẹ thì trẻ nhỏ cần phải được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Xây dựng một thực đơn ăn dặm khoa học và hợp lí sẽ giúp phát triển tốt hơn về cả thể chất lẫn trí não của trẻ. 

6 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Lúc này nhu cầu về các chất dinh dưỡng và khoáng chất cao hơn nhưng sữa mẹ lại không thể đáp ứng đủ lượng chất cần thiết. Bởi vậy, ngoài “ti mẹ”, trẻ nhỏ cần phải được làm quen với các loại đồ ăn khác để đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển. Hãy cùng ThucPham.com khám phá thực đơn ăn dặm khoa học và bổ dưỡng cho các bé nhé! 

1. Cháo trắng

thực đơn ăn dặm

Các bước ăn dặm đầu tiên của trẻ thường bắt đầu bằng cháo trắng. Thông thường cháo sẽ được nấu kĩ, sau đó nghiền nát rồi lọc qua ray cho thật mịn. Những bữa đầu tiên cháo được nấu rất loãng để dạ dày trẻ có thể làm quen dần với thức ăn dặm. Dần dần cháo sẽ đặc dần từ thuộc vào độ tương thích của trẻ. 

Cháo trắng rất lành, không gây kích ứng hay tổn thương cho dạ dày yếu ớt của trẻ. Vậy nên đó sẽ là món ăn đầu tiên trong thực đơn ăn dặm của trẻ mà các mẹ cần lưu ý.

2. Các loại rau củ nghiền

thực đơn ăn dặm

Sau khi làm quen được với thức ăn dặm, các mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé các loại rau xanh và củ quả. Một số món rau củ nghiền mà các mẹ có thể chế biến cho bé như:

  • Bí đỏ nghiền:

Bí đỏ với thành phần dinh dưỡng phong phú, có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C … cao rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Bạn có thể nấu nhừ bí đỏ, nghiền nát và trộn chung thêm 1 chút nước, quấy đều trên bếp cho đến khi đủ độ loãng rồi cho bé ăn. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cách làm này để nấu cháo bí đỏ, khoai tây… cũng là những món ăn bổ dưỡng trong thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ.

  • Khoai lang nghiền:

Khoai lang chứa lượng dinh dưỡng khổng lồ, rất giàu vitamin A, E, beta carotene và folate… có lợi cho sự phát triển trí não, hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra ăn nhiều khoai lang còn giúp sáng mắt, dáng cao, hiệu quả trong việc chữa táo bón ở trẻ.

Các mẹ chỉ cần chọn một củ khoai lang cỡ vừa, gọt vỏ và rửa sạch cho hết nhựa, sau đó đem khoai lang nấu thật kĩ đến khi nhừ. Đem khoai lang đã luộc chín nghiền nát, rây thật mịn, sau đó trộn đều với nước sôi cho quyện và cho trẻ ăn. 

  • Đậu Hà Lan nghiền sữa:

Đậu Hà Lan rất giàu canxi, sắt, vitamin A và C. Đậu Hà Lan có vị ngọt, tính bình, tốt cho hệ tiêu hoá và có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy đậu Hà Lan luôn phải có mặt trong thực đơn ăn dặm của bé.

Đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, sau đó nghiền nát qua rây thật mịn. Trộn thêm sữa mẹ hoặc sữa bột công thức cho đến khi quyện đều và cho trẻ ăn.

  • Các loại rau xanh thẫm màu:

Các loại rau xanh như súp lơ, cải ngọt, rau chân vịt… chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ như vitamin A,C,E, canxi, kẽm, sắt… Bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn dặm giúp trẻ phát triển trí não, tốt cho xương, cơ, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn. 

Rau xanh các loại có thể chế biến bằng cách luộc hoặc hấp chín. Để không làm mất quá nhiều lượng vitamin sẵn có, các mẹ chỉ cho rau vào nồi luộc hoặc hấp khi nước đã sôi và bốc hơi. 

Xem thêm: Kinh nghiệm giúp bạn chữa táo bón cho trẻ nhỏ tốt nhất

3. Thịt và cá

thực đơn ăn dặm

Sau một thời gian khi trẻ đã quen ăn dặm với rau củ quả, các mẹ có thể bổ sung thêm các món ăn chế biến từ thịt động vật hoặc cá có thịt màu trắng.

Trong thịt chứa nhiều đạm, protein và sắt. Khi trẻ được 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu cho bé ăn các loại thịt gà, thịt lợn… Thịt sẽ được chế biến bằng cách luộc chín sau đó xay hoặc nghiền nát, có thể cho trẻ ăn chay hoặc trộn cùng với khoai tây, trứng hoặc đậu phụ non.

Cá chứa hàm lượng protein và omega 3 rất cao, hai loại dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho sự phát triển trí não, thị lực và thần kinh của trẻ. Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ có thể chế biến kết hợp cùng với khoai tây hoặc yến mạch trong các bữa ăn ngũ cốc của trẻ, hay cũng có thể đem rán, nướng để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, tuyệt đối không nén cho thêm muối vì muối không tốt cho dạ dày của trẻ dưới 1 tuổi.

4. Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa

thực đơn ăn dặm

  • Trứng: 

Trứng chứa nhiều dưỡng chất nhu vitamin A, E, K, carotene, đặc biệt là cholesterol trong lòng đỏ trứng … rất có lợi cho sự phát triển bộ não, trí nhớ và tim mạch của trẻ.

Trứng có thể luộc, hấp hoặc rán, nhưng lòng đỏ trứng phải chín hẳn nếu không sẽ làm tổn thương dạ dày của bé.

  • Sữa:

Ngoài sữa mẹ, sữa bột công thức hoặc sữa tươi là không thể thiếu với trẻ nhỏ. Sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất đề kháng cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh hơn.

  • Sữa chua:

Kể từ tháng thứ 6 trẻ đã có thể bắt đầu ăn sữa chua. Sữa chua có chứa protein, canxi và Probiotic – một loại chất có lợi cho hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ. Sữa chua giúp dễ tiêu và đặc biệt tốt cho những trẻ không hấp thụ được Lactose.

5. Trái cây

thực đơn ăn dặm

Trái cây là loại thực phẩm đặc biệt tốt trong thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ. Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ tốt chi hệ tiêu hoá của trẻ mà không làm tổn thương dạ dày. 

Chuối và đu đủ là hai loại trái cây chứa nhiều vitamin B6, C, kali và chất xơ, rất tốt cho tim mạch của trẻ. Các mẹ có thể nghiền nát cho trẻ ăn sau các bữa ăn chính hoặc vào bữa thì hàng ngày.

Trên đây là 5 nhóm thực phẩm cần có trong thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ mà các mẹ cần biết. Để con được phát triển toàn diện và khỏe mạnh mỗi ngày, các bà mẹ hãy chú ý xây dựng một thực đơn ăn dặm thật khoa học và bổ dưỡng cho bé con nhà mình nhé.

Tham khảo: 10 thực phẩm cho trẻ em giàu dinh dưỡng lành mạnh nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *