Mỗi khi bị cảm cúm việc đầu tiên bạn nghĩ đến là sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại bệnh. Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh khi đã bị nhờn thuốc cần phải sử dụng thuốc kháng sinh liều cao hơn loại trước đó, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu bị cảm cúm người bệnh cần nghỉ ngơi, giảm mọi hoạt động không cần thiết và ăn uống đủ chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, nên uống nhiều nước và ăn cháo loảng tránh trường hợp mất nước, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh do virus chỉ cần tĩnh dưỡng khoảng 10 ngày sẽ khỏi hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thảo dược trị cảm cúm dưới đây để tăng khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm họng và sốt nhẹ.
1. Trị cảm cúm bằng cúc tần
Theo y học cổ truyền cúc tầm (từ bi) có vị đắng, mùi thơm và tính ấm dùng để đặc trị bệnh phong hàn, tiêu độc, giảm nhiệt, giảm đau, kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc xông hơi uống hàng ngày.
Để chữa cảm cúm hái lá cúc tần non đem rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống hoặc dùng để nấu canh cho người ốm ăn. Sau khi uống vào người mồ hôi sẽ toát ra cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Công dụng chữa cảm của cúc tần sẽ tăng lên nếu kết hợp với lá sả 10g, lá chanh 10g, đem sắc nước uống khi còn nóng. Phần bã cho thêm nước vào đun sôi dùng để xông. Một số nơi dùng lá cúc tần, lá bàng và hương nhu sắc uống để chữa cảm sốt, đau mỏi người nhẹ.
2. Trị cảm cúm bằng cây tía tô
Đông y cho rằng tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng làm ra mồi hôi, tốt cho tiêu hóa và dùng để giải cảm.
Nếu bị cảm lạnh hoặc cảm cúm bạn hãy sử dụng thảo dược trị cảm này dã dập chắt lấy nước uống hoặc thái nhỏ cho vào cháo nóng ăn rồi nằm nghỉ ngơi chờ ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành hoa và gừng vào cháo để nhanh chóng giải cảm.
Đối với trường hợp bị cảm lạnh do ngấm nước mưa, thân để đau nhức, sổ mũi đau đầu, buồn nôn có thể lấy một nắm là tía tô, vỏ quýt, củ gấu, vài lát gừng và hành hoa đem sắc lấy nước uống lúc còn nóng. Người bệnh cảm cúm không ra được mồ hôi dùng tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả đun nước lên xông. Sử dụng tía tô ăn kèm với rau sống có tác dụng giảm ho, long đờm và giải độc. Tuy nhiên, không nấu chung cá chép với tía tô bởi dễ sinh ra mụn nhọt.
Xem thêm: Cảm cúm nên ăn gì mà không cần dùng thuốc
3. Trị cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi
Lá bưởi có vị cay, đắng, tính ấm dùng để chữa trị các bệnh viêm thấp khớp, trị cảm mạo, nhức đầu, ho và sổ mũi. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp với lá sả, hương nhu và lá tre cho vào nồi lấy lá chuối bịt kín miệng đun sôi rồi xông.
Nếu ho có đờm, lấy cùi bưởi cắt thành miếng nhỏ, đem đun rôi rồi vắt kiệt nước đem ngâm trong đường một tuần. Sử dụng nước này ngậm mỗi ngày, sau khoảng 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
4. Trị cảm cúm bằng mùi tàu
Mùi tàu là loại rau thơm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày và đây cũng là thảo dược trị cảm cúm vô cùng hữu hiệu. Loại rau này có vị đắng, mùi thơm đặc trung, tính ấm thường dùng để giải cảm, giúp ra mồ hôi.
Dùng một nắm nhỏ ngải cứu, mùi tàu, cúc tần và gừng tươi đem thái nhỏ, sắc lấy nước uống ngày 2 lần. Sau khi uống, dùng chăn quấn quanh người khoảng 10 phút để toát mồ hôi, sau đó dùng khăn khô lau sạch người sẽ cảm thấy dễ chịu. Chỉ sau 5 ngày làm liên tiếp bệnh sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
5. Trị cảm cúm bằng tỏi tía
Tỏi tía là thảo dược trị cảm cúm được sử dụng từ lâu đời và được khuyên dùng vì sự an toàn. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, kích thích hô hấp, làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra, loại thảo dược thiên nhiên này còn làm giảm mỡ máu, chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp làm chậm quá trình lão hóa và kích thích tiêu hóa. Dùng tỏi hàng ngày có thể hạn chế nguy cơ nhiễm cảm lạnh khi nhiệt độ xuống thấp.
Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã dập tỏi, gói vào khăn sạch rồi ngửi nhiều lần. Đây là biện pháp xông mũi cực hiệu quả, không gây kích ứng đường thở và rất lành tính. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể ăn tỏi sống hoặc giã lấy nước uống. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.
6. Trị cảm cúm bằng nước gừng nóng
Đây là một loại thảo dược trị cảm cúm, chống virus gây bệnh hệu quả, có thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh và tốt cho hệ tiêu hóa.
Bạn có thể ăn gừng tươi hoặc đun gừng cùng một ít đường phèn hay mật ong để dễ sử dụng. Uống 2-3 lần/ngày đảm bảo các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng mà không cần phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh.
Trên đây là 6 loại thảo dược trị cảm cúm hiệu quả, ThucPham.com hi vọng những bài thuốc trên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau nhức do bệnh.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Trị cảm cúm bằng cúc tần2. Trị cảm cúm bằng cây tía...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Trị cảm cúm bằng cúc tần2. Trị cảm cúm bằng cây tía...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Trị cảm cúm bằng cúc tần2. Trị cảm cúm bằng cây tía...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1. Trị cảm cúm bằng cúc tần2. Trị cảm cúm bằng cây tía...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1. Trị cảm cúm bằng cúc tần2. Trị cảm cúm bằng cây tía...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1. Trị cảm cúm bằng cúc tần2. Trị cảm cúm bằng cây tía...