Bệnh tiểu đường là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa carbonhydrat khi hormone insulin của tuyến tụy hoạt động kém hiệu quả hoặc bị giảm sút. Những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Biểu hiện của người mắc bệnh này là háo nước, uống nhiều nước mà vẫn thấy khát và hay đi tiểu nhiều, nhất là về ban đêm. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, chỉ một thời gian ngắn sau khi phát hiện, sức khỏe bệnh nhân sẽ sụt giảm nhanh chóng.
Nếu người mắc bệnh tiểu đường không kịp thời phát hiện và điều trị thì sẽ dẫn tới các bệnh hiểm nghèo như tim mạch, tai biến mạch máu não, giảm thị lực dẫn tới mù lòa, giảm chức năng thận dẫn tới suy thận, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và rất nhiều bệnh trầm trọng khác.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới tiến triển của bệnh. Người mắc bệnh tiểu đường phải xây dựng và tuân thủ theo một chế độ ăn kiêng khắt khe thì mới có thể ngăn ngừa bệnh không phát triển trầm trọng. Đối với từng nhóm dinh dưỡng, từng loại thực phẩm đều phải có liều lượng và cách chế biến hợp lý.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?
1. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường
Khi xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiêu đường phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định dưới đây.
Đảm bảo đủ năng lượng để duy trì mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhu cầu năng lượng này thay đổi theo từng độ tuổi, giới tình, công việc và thể trạng của người bệnh. Cần phải tính toán chính xác nhu cầu năng lượng bởi nếu bổ sung gây thừa hay thiếu cũng đều làm cho bệnh tiến triển xấu đi.
Nên ưu tiên cho các thực phẩm giàu chất xơ, bởi chất xơ sẽ ngăn ngừa việc gia tăng lượng đường trong máu, chất xơ giúp cho việc hấp thụ đường bột một cách từ từ, tránh tình trạng lượng đường trong máu đột ngột tăng cao sau khi ăn.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin nhóm B.
– Hạn chế tối đa lượng muối có trong những món ăn của người mắc bệnh tiểu đường.
– Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn nhiều thực phẩm cùng lúc.
– Ăn uống đúng giờ, nhai kỹ và chỉ nên ăn những món ăn được chế biến ở dạng luộc, hấp hoặc nấu.
– Từ bỏ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích…
2. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Rau xanh và trái cây ít đường: những loại rau xanh nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và ít đường sẽ thỏa mãn được nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị bệnh tiêu đường.
Với rau xanh nên chọn các loại như bông cải xanh, củ cải thường, cải bắp, rau ngót, cải xoăn, măng tây…Với trái cây nên ăn nhiều chanh, bưởi, dâu tây, việt quất, ổi, lê, đào, táo, đu đủ, bơ…Đây là những loại rau xanh và trái cây có thể sử dụng hàng ngày cho người bị bệnh tiểu đường bởi hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp hấp thụ acid amin mật, làm chậm quá trình đường ngấm vào máu. Người bệnh sẽ không bị mệt mỏi sau khi vừa ăn xong do lượng đường được kiểm soát.
Các loại rau xanh và trái cây ít đường còn có hàm lượng carbonhydrat thấp, ít năng lượng, giàu chất chống oxi hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt như đậu nành, lúa mì, gạo lứt, yến mạch, lúa mạch là những thực phẩm lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Những loại thực phẩm này đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nhưng không hề khiến lượng đường trong máu tăng cao hay hàm lượng insulin nhảy vọt.
Các loại hạt như hạt lanh, hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó…giàu các acid béo omega 3,6,9, canxi, kẽm, magie giúp duy trì và ổn định lượng đường trong máu, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh kể trên, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn thịt, cá. Chỉ cần nhớ rằng, thịt nên chọn loại thịt nạc của bò, lợn hoặc gà nhưng phải bỏ phần da.Thịt nạc tốt cho bệnh nhân tiểu đường bởi chứa ít chất béo bão hòa và nhiều đạm.
Còn cá thì nên ăn các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ, các trích. Các loại cá này giàu omega 3 nên có khả năng duy trì đường huyết ổn định.
Xem thêm: Bí quyết sống khỏe nhờ thực phẩm tốt cho thận
3. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn
Tuyệt đối không ăn đồ ngọt như bánh quy, kẹo ngọt, nước có ga, mứt…đây đều là thực phẩm chứa đường hấp thụ rất nhanh vào máu, gây nguy hại cho sức khỏe. Đồ hộp và thức ăn chiên rán sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, huyết áp cũng nhảy vọt khiến người bệnh mệt mỏi.
Một số loại đồ uống như sữa, rượu, nước mía, mật ong đều không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tất cả những thực phẩm này đều có hàm lượng đường rất cao và dễ thẩm thấu vào máu.
Bài viết đã giúp các bạn trả lời câu hỏi tiểu đường nên ăn gì? Hãy ghi nhớ và áp dụng những kiến thức trong bài viết sẽ rất hữu ích cho những ai mắc phải căn bệnh này.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân...