Nhiều bà mẹ khi mang thai đứa con đầu lòng thường thiếu kinh nghiệm về dinh dưỡng cho bà bầu khiến cho con không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, chậm lớn và cân nặng không đạt tiêu chuẩn so với tuổi của thai kỳ. Có những mà mẹ mặc dù ăn rất nhiều, tăng cân cũng nhiều nhưng con trong bụng thì lại không hề tăng hoặc tăng rất chậm. Vậy lý do vì sao mẹ ăn nhiều nhưng con lại không lớn?
Việc ăn uống hàng ngày của bà bầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi. Chính vì vậy, cần phải biết cách ăn uống khoa học để mẹ không phải ăn quá nhiều mà con vẫn có đủ dưỡng chất cần thiết. Cùng tìm hiểu bài viết ăn gì để thai nhi tăng cân theo đúng yêu cầu và luôn khỏe mạnh.
1. Giai đoạn nào thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất để phát triển?
Trong suốt 9 tháng mang thai, các bác sỹ thường chia làm ba giai đoạn phát triển của bé. Ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường có các biểu hiện thai nghén như buồn nôn, sợ thức ăn, ăn vào lại nôn ra, khó chịu trong người…Chính vì vậy, ở thời điểm này, lượng chất dinh dưỡng hấp thụ cho thai nhi không được nhiều.
Ba tháng giữa của thai kỳ, lúc này bé đã ngoan hơn và không còn làm cho mẹ khó chịu nữa. Lúc này cũng là lúc mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bởi bé đang trong quá trình tăng trưởng rất nhanh.
Ba tháng cuối của thai kỳ cũng vậy, bé cần một lượng lớn dưỡng chất để hoàn thiện cơ thể trước khi chào đời.
2. Ăn gì để thai nhi tăng cân?
Vì thai nhi phát triển theo từng giai đoạn nên chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng sẽ thay đổi theo 3 giai đoạn khác nhau.
Ở ba tháng đầu tiên, do ốm nghén nên không thể ăn được nhiều, mẹ bầu có thể ăn nhiều bữa một ngày để không có cảm giác khó chịu. Nên ăn những thức ăn lỏng như cháo, soup, sữa để dễ hấp thụ và không gây cảm giác buồn nôn.
Nếu ăn xong mà lại bị ôn ra ngoài hết thì sau từ 5 đến 10 phút mẹ bầu nên ăn để bù lại lượng thức ăn đã mất, nhưng chú ý rằng chỉ ăn với một lượng ít hơn.
Chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, hạt hướng dương, măng tây, bơ, đậu nành, chuối chín, cà chua, cam đu đủ, dầu oliu hoặc dầu hạt lanh…Đồng thời chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng.
Ba tháng giữa của thai kỳ, khi con đã phát triển ổn định hơn và các dấu hiệu ốm nghén cũng không còn thì mẹ bầu nên tập trung cho việc ăn uống để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Mẹ bầu nên tập trung vào các thực phẩm giàu sắt , đạm, axitfolic và canxi.
Với thực phẩm giàu sắt, bạn có thể lựa chọn các loại như: thịt nạc bò, nho, cà rốt, bông cải xanh, bí ngô, cây mía đường, rau diếp cá, trứng tươi, các loại hải sản, và một số loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều…
Với thực phẩm giàu canxi mẹ bầu có thể lựa chọn: cải chíp, bông cải xanh, rau cần tây, nấm hương, mộc nhĩ, kiwi, đậu nành, hạnh nhân, cua, hàu, tôm, cá biển…
Một số loại thực phẩm giàu đạm như: các loại thịt, trứng tươi, hải sản, sữa tươi, bông cải xanh, chuối chín, bơ, táo đỏ, hạt dẻ,…
Ngoài ra, bà bầu nên bổ sung đầy đủ mọi vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho con phát triển.
Ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần duy trì việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất kể trên để con sẵn sang chào đời và khỏe mạnh. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm protein để tránh chân tay bị phù nề. Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để con phát triển khung xương, răng chắc khỏe. Không nên lo sợ mẹ bầu tăng cân nhiều mà hạn chế ăn tinh bột, nhất là những người phải hoạt động chân tay và trí óc nhiều thì lại càng cần phải ăn tinh bột.
Để việc ăn nhiều dinh dưỡng mà mẹ bầu vẫn không bị tăng cân quá nhiều trong và sau khi sinh, các mẹ có thể tham khảo một vài mẹo sau đây sẽ giúp cho việc con hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và mẹ luôn thon gọn.
3. Làm sao để mẹ bầu ăn nhiều mà không tăng cân
Khi nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể như vậy thì chỉ có thể là con hấp thụ hết thì mẹ mới không bị tăng cân quá nhanh. Hãy chú ý một vài điều sau đây sẽ giúp bạn không cần lo lắng tới vẫn đề cân nặng:
Đi bộ 30 phút mỗi ngày vừa là cách rèn luyện sức khỏe, vừa là cách để không bị tăng cân nhanh chóng.
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày chứ không nên ăn hết, ăn quá no cùng một lúc. Bạn có thể ăn nhiều khoai lang, vừa có nhiều tinh bột, chất xơ giúp và dưỡng chất để cung cấp cho con mà không sợ béo. Làm bạn với các món ăn lỏng như cháo, soup vừa dễ hấp thụ lại nhẹ nhàng cho bà bầu.
Thường xuyên theo dõi cân nặng của thai nhi để xem trẻ có phát triển theo đúng tiêu chuẩn không. Chỉ cần mẹ bầu ăn đa dạng chất dinh dưỡng thì dù không ăn quá nhiều nhưng con vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Giai đoạn nào thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất để phát...
Góp Phần Hỗ Trợ Bà Con Tuyên Quang Khắc Phục Hậu Quả Bão Yagi
Nội Dung Chính1. Giai đoạn nào thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất để phát...
ThucPham.com – Những Điểm Nhấn Tại Lễ Hội Thức Quà Hà Nội
Nội Dung Chính1. Giai đoạn nào thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất để phát...
Đồng Hành cùng ThucPham.com Tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Giai đoạn nào thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất để phát...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Giai đoạn nào thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất để phát...
Mời Bạn Đến Khám Phá Gian Hàng ThucPham.Com – Lễ Hội Quà Tặng Du Lịch Hà Nội 2024
Nội Dung Chính1. Giai đoạn nào thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất để phát...