Chất bảo quản thực phẩm là một trong số những phụ gia được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm hiện nay.Chất bảo quản thực phẩm có thể được tổng hợp và chiết xuất từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên hoặc các chất hóa học. Chúng có tác dụng giữ cho các loại thực phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn mà không bị biến chất hay mất đi hương vị thơm ngon của nó. Khả năng chống lại các tác nhân bất lợi của vi khuẩn, nấm men ưu việt của chất bảo quản thực phẩm là nhờ một số thành phần hóa học. Tuy nhiên chính những thành phần hóa học này lại là tác nhân gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe con người.
Cùng thucpham.com điểm qua những tác hại khôn lường của việc lạm dụng chất bảo quản thực phẩm.
1. Nhận diện chất bảo quản thực phẩm độc hại
Việc sử dụng chất bảo quản thực phẩm không những giúp cho các công ty sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm giải quyết vấn đề hạn sử dụng mà còn làm tăng lợi nhuận cho công ty.Chính vì vậy mà nhiều công ty đã không ngần ngại sử dụng chất bảo quản thực phẩm có thành phần hóa học độc hại, không được phép sử dụng của Bộ y tế.
- Các nhà khoa học đã chứng minh được thành phần NaNO3 và NaNO có trong một số chất bảo quản thực phẩm có khả năng gây ra ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày và nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Bởi chúng chính là tác nhân hình thành nên các tế bào ung thư, làm đột biến cấu trúc DNA và suy thoái khả năng miễn dịch của tế bào.
Hai chất này còn gây ra tình trạng nhiễm độc thực phẩm, thiếu máu, giảm lượng magie và tăng hàm lượng canxi trong máu. Chúng đặc biệt có hại cho phụ nữ có thai, nếu phụ nữ trong quá trình mang thai thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa hai chất này sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, thai nhi sẽ có sức khỏe kém và thường xuyên mắc bệnh.
- Ngoài ra trong một số chất bảo quản thực phẩm còn có thành phần hóa học gọi là foc-môn, là một hóa chất cực độc và có khả năng dẫn đến tử vong nếu ăn phải một lượng đủ lớn.Loại hóa chất này không được phép dùng trong bảo quản thực phẩm, mặc dù nó có tác dụng bảo quản thực phẩm tươi ngon trong một thời gian dài, bởi foc-môn rất độc hại và chỉ được sử dụng trong việc ướp xác.
Chính vì tính sát trùng cao, khả năng bảo quản thực phẩm lâu nên một số công ty vẫn sử dụng foc-môn một cách trái phép. Khi ăn phải thực phẩm chứ foc-môn, người dùng sẽ có các biểu hiện như đỏ mắt, cay mắt, chảy nước mắt nước mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi, và gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
- Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy một thành phần khác trong các chất bảo quản thực phẩm độc hại đó là clorin. Clorin có khả năng tạo ra những kích thích mạnh hệ hô hấp, với một lượng cao hơn nó còn phá hủy toàn bộ phổi của con người.
- BHT và BHA là hai chất có khả năng chống lại sự oxy hóa ở thực phẩm, tuy nhiên chúng rất độc hại cho cơ thể. Hai hóa chất này có thể gây ra các triệu trứng như dị ứng, mẩn ngứa, hay ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới hoạt động của gan, hệ thần kinh và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.
- Lưu huỳnh dioxit (SO2) cũng được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm sấy khô để chống ẩm mốc và giúp cho thực phẩm giữ được màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, SO2 lại gây ra những tác hại cho cơ thể như dị ứng, phế quản, hen suyễn và làm giảm thành phần vitamin B có trong thực phẩm.
2. Các chất bảo quản thực phẩm được phép sử dụng
Vì những chất bảo quản thực phẩm thường chứa những thành phần hóa học độc hại nên các cơ quan chức năng đã phải tiến hành kiểm tra gắt gao mới cho phép sử dụng trong bảo quản thực phẩm cho con người.
Hiện nay, các chất bảo quản thực phẩm được phép sử dụng và không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người như acrylonitrit, carbon disulfit, carbon tetraclorit, etylen dioxit, hydro cyanit, phosphin, sulfuryl florit…Tuy vào từng loại thực phẩm mà lựa chọn chất bảo quản phù hợp nhất.
- Ví dụ như đối với rau, củ, quả tươi ngon cần dùng hợp chất bromit để ngăn ngừa sự hoạt động của các enzyme và sinh vật phân hủy khiến rau củ nhanh hỏng.
- Còn với các loại ngũ cốc thì sau khi sấy khô hoặc phơi khô cũng có thể bảo quản được một thời gian, tuy nhất chất dinh dưỡng có trong hạt ngũ cốc lại giảm đáng kể. Chính vì vậy mà người ta đã sử dụng cloro pyrifot metyl, phosphin. Giúp thời gian bảo quản ngũ cốc kéo dài hơn mà không ảnh hưởng tới chất lượng.
- Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá tươi thường rất nhanh bị hỏng và khó bảo quản.Vì vậy người ta thường dùng hai chất là clorin và clorin dioxit, nhờ vậy mà thịt cá được bảo quản một cách đơn giản và vẫn giữ được hương vị tươi ngon.
Nắm bắt được một số loại chất bảo quản thực phẩm được phép và không được phép sử dụng để có thể lựa chọn được những thực phẩm đảm bảo tốt cho sức khỏe
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Tin vui cho người tiêu dùng: ThucPham.com đạt chứng nhận FDA, khẳng định vị thế...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Kính gửi Quý khách hàng và đối tác, Thay mặt Công ty TNHH ThucPham.com, chúng...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác. ThucPham.com xin thông báo lịch nghỉ lễ...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
THÔNG BÁO THAY ĐỔI BAO BÌ BỘT TRÀ SỮA HÒA TAN THUCPHAM.COM Với mục tiêu mang...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Để thuận lợi hơn trong việc liên lạc giữa công ty với Quý khách hàng,...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Món bánh caramen / flan từ bấy lâu nay đã trở thành món ăn nhẹ...