Chiếc tủ lạnh từ lâu đã trở nên quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần cho tất cả mọi loại đồ ăn vào tủ lạnh thì có thể giữ được trong một khoảng thời gian, mà không cần quan tâm đến thời gian đó là bao lâu hay phải làm gì trước khi cho thức ăn vào tủ lạnh bảo quản. Đó là những thói quen sai lầm do sự thiếu hiểu biết, dẫn tới thức ăn không được bao quản đúng cách, vi khuẩn và các loại nấm dễ dàng sinh sôi trong thức ăn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách cần tuần thủ những nguyên tắc khoa học để thực phẩm luôm tươi ngon, giữ được mùi vị và dưỡng chất cũng như an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Đọc bài viết dưới đây và kiểm tra xem gia đình bạn đã bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách chưa?
1. Những việc cần làm trước khi cho thực phẩm vào tủ lạnh
- Dọn dẹp lại tủ lạnh của bạn trước khi cho đồ ăn vào tủ lạnh là công việc đầu tiên bạn nên làm. Dùng khăn sạch và làm ướt bằng nước ấm có pha một chút dấm ăn để lau tủ sẽ giúp cho tủ lạnh của bạn sạch sẽ hơn và không có mùi hôi khó chịu tổng hợp của các loại thức ăn.
Loại bỏ những thực phẩm đã để quá lâu trong tủ lạnh, kể cả thực phẩm sống lẫn chín. Việc tích trữ quá nhiều thức ăn cả mới lẫn cũ trong tủ lạnh chỉ làm cho chiếc tủ phải gồng mình lên làm việc mà thức ăn không được sử dụng đúng thời gian sẽ rất dễ hư hỏng.
Nếu tủ lạnh của bạn quá nhỏ hoặc quá nhiều đồ ăn trong đó, bạn có thể không cần phải cho cà chua, khoai tây, chuối, bánh mì…vào tủ lạnh bởi chúng có thể giữ được rất lâu ở nhiệt độ phòng mà không ảnh hưởng tới chất lượng.
- Sắp xếp các loại thực phẩm hợp lý trong tủ lạnh sẽ tránh được việc ô nhiễm chéo giữa các loại thức ăn và tủ lạnh của bạn trong cũng sẽ gọn gàng, ngăn nắp, tiện cho việc lấy thức ăn khi cần thiết. Hãy đề ra những nguyên tắc riêng khi dữ trữ đồ ăn trong tủ lạnh. Chẳng hạn như đồ ăn thừa, đồ ăn, thức uống sẵn được để ở tầng trên cùng trong ngăn mát. Ở ngăn giữa nên đồ sữa tươi, sữa chua, cà phê…Ngăn dưới cùng sẽ để rau quả tươi và hộc cách tủ thì để trứng, cùng một số gia vị.
Trên ngăn đá tủ lạnh, thức ăn cũng được sắp xếp một cách khoa học như vậy. Đồ nào sẽ để gọn với nhau tại một góc tủ để khi lấy không mất nhiều thời gian tìm kiếm.
2. Ghi nhớ 8 nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
- Nguyên tắc 1: không để các loại thịt tươi sống hoặc thịt dã đang dã đông ở tầng trên cùng của ngăn mát, thịt sẽ rỉ nước và chảy xuống những thực phẩm khác ở ngăn dưới của tủ lạnh. Tốt nhất nên để các loại thịt cần dã dông hoặc sử dụng trong ngày ở hộp nhựa kín và cho vào ngăn dưới cùng.
- Nguyên tắc 2: bảo quản cẩn thận các loại rau củ tươi bởi chúng thường có đất bám vào rễ và vỏ. Trong đất lại chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn e.coli, loại vi khuẩn này rất dễ phát tán và lây lan sang các thức ăn khác. Đừng bao giờ quên rửa sạch đất bám vào rau củ, để ráo nước, sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc túi nilon bọc chúng lại trước khi cho vào tủ lạnh.
- Nguyên tắc 3: cơm thừa không nên để trong tủ lạnh, bởi ở nhiệt độ trong tủ lạnh, cơm sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có hại, gây ra các triệu trứng buồn nôn và các bệnh đường ruột cho con người.
- Nguyên tắc 4: ghi nhó thời gian bảo quản thực phẩm để chúng không bị lãng quên trong tủ lạnh quá lâu. Thực phẩm tươi để quá lâu trong tủ lạnh sẽ mất hết chất dinh dưỡng của nó. Chẳng hạn như với rau quả tươi không nên để quá 2 ngày, thịt tươi chỉ bảo quản được tối đa 7 ngày trong ngăn đá, cá tôm cũng chỉ có thể để tối đa 3 ngày trong tủ lạnh.
- Nguyên tắc 5: mọi loại thức ăn phải được bọc kín trong túi nilon hoặc cho vào hộp có nắp đậy mới được phép bảo quản trong tủ lạnh. Điều này rất quan trọng, bởi bọc kín vừa tránh được vi khuẩn xâm nhập, vừa giúp cho thức ăn không phát tán mùi trong tủ lạnh. Mỗi loại thức ăn một mùi vị khác nhau sẽ khiến tủ lạnh của bạn có mùi rất khó chịu.
- Nguyên tắc 6: trái cây tươi phải bọc kín và để tránh xa các loại thực phẩm tươi sống khác bởi chúng thải ra loại khí gas, làm các thực phẩm khác nhanh hỏng hơn.
- Nguyên tắc 7: nên đổ sữa tươi vào các chai nhựa trước khi cho vào tủ lạnh thay vì để trong các hộp giấy thông thường, bởi chai nhựa có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn tốt hơn rất nhiều so với hộp giấy.
- Nguyên tắc 8: thức ăn thừa trong ngày phải được cho vào hộp nhựa hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín trước khi cho vào tủ lạnh. Vì thức ăn chín rất dễ bị vi khuẩn tấn công từ những thức ăn sống, và chúng cũng dễ mất đi hương vị thơm ngon như lúc mới chế biến.
Bạn đã thực hiện được tốt 8 nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh như trên chưa?Nếu chưa hãy mở tủ lạnh ra dọn dẹp và sắp xếp lại tủ lạnh của nhà mình ngay nhé.Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Tin vui cho người tiêu dùng: ThucPham.com đạt chứng nhận FDA, khẳng định vị thế...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Kính gửi Quý khách hàng và đối tác, Thay mặt Công ty TNHH ThucPham.com, chúng...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác. ThucPham.com xin thông báo lịch nghỉ lễ...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
THÔNG BÁO THAY ĐỔI BAO BÌ BỘT TRÀ SỮA HÒA TAN THUCPHAM.COM Với mục tiêu mang...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Để thuận lợi hơn trong việc liên lạc giữa công ty với Quý khách hàng,...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Món bánh caramen / flan từ bấy lâu nay đã trở thành món ăn nhẹ...