Bếp ăn tập thể là tên gọi chung của những bếp ăn tại các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trường học hay các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng…Đây là nơi chế biến thực phẩm, phục vụ nhu cầu ăn uống của hàng chục, hàng trăm người cùng lúc. Chính vì chế biến thực phẩm với khối lượng lớn nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng qun trọng. Bởi chỉ cần một khâu không đảm bảo an toàn cũng có thể làm cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật lây lan nhanh chóng trong thức ăn và gây ra những bệnh tật nguy hiểm cho con người.
Bộ y tế đã đề ra những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như môi trường chế biến, trang thiết bị dụng cụ, người trực tiếp chế biến và cách bảo quản thực phẩm nhằm quản lý chất lượng cũng như bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Vậy những yêu cầu đó có nội dung như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến
- Môi trường tại các bếp ăn tập thể phải đủ rộng để có thể sắp xếp, bài trí một cách hợp lý các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất. Không bị ngập úng, ẩm thấp, thiếu ánh sáng. Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ những môi trường bị ô nhiễm khác gần đó. Có đủ độ an toàn để tránh được sự xâm nhập và tấn công của các loại động vật và côn trùng.
- Về thiết kế và cách bài trí của bếp ăn tập thể phải được tuân theo nguyên tắc một chiều từ khi bắt đầu sơ chế nguyên liệu cho tới khi sản phẩm được hoàn thành. Các khu sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, kho bãi, khu xử lý rác thải phải có sự tách biệt với nhau để tránh sự ô nhiễm chéo.Phải có hệ thống cống thoát nước đủ điều kiện.
- Kết cấu nhà xưởng phải có độ vững chắc, an toàn, phù hợp với yêu cầu sản xuất. Trần nhà, nền nhà phải được lát bằng chất liệu không thấm nước, không trơn trượt và khó bám bụi.Hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông gió phải chắc chắn để tránh được sự tấn công của con trùng và động vật.
- Hệ thống cung cấp nước sạch phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước để phục vụ cho việc chế biến thức phẩm, vệ sinh khử trùng nơi chế biến.
- Phải có đầy đủ dụng cụ xử lý chất thải, rác thải an toàn, chắc chắn. Đối với các cơ sở chế biến thực phẩm quy mô lớn phải có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến trước khi đổ ra các ao hồ, sông suối.
- Các nguyên liệu thực phẩm, chất phụ gia, gia vị, chất bảo quản phải an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ và được phép sử dụng của bộ y tế. Bao bì đựng thực phẩm phải sach sẽ, không chứa các chất độc có thể thôi ra và ngấm vào thức ăn.
2. Quy định đối với trang thiết bị và dụng cụ chế biến
- Các trang thiết bị, dụng cụ chế biến và bảo quản thực phẩm phải đảm bảo an toàn, được làm bằng chất liệu phù hợp, dễ làm sạch, dễ khử trùng, bảo dưỡng, dễ di chuyển và tháo lắp…
- Phải có các dụng cụ và dung dịch khử trùng vệ sinh các dụng cụ, thiết bị máy móc cũng như tay chân của người chế biến thực phẩm. Nguồn nước dùng cho việc vệ sinh khử trùng phải là nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Tại các bếp ăn tập thể thường thu hút các loài côn trùng như ruồi, muối, gián…chính vì vậy phải có các thiết bị phòng chống sự xâm nhập của côn trùng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng trong các bếp ăn tập thể.
3. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp chế biến
- Chủ của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, người phụ trách bếp ăn tập thể, các nhân viên tham gia vào quá trình chế biến thức ăn phải được tập huấn và có đầy đủ kiến thức và có giấy xác nhận các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Những người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm phải có chứng nhận đủ sức khỏe và không mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa như tả, kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn…
- Những người trực tiếp chế biến thực ăn phải mặc đồ bảo hộ lao động, đội mũ và đeo găng tay hợp vệ sinh. Họ phải luôn giữ vệ sinh cơ thể, thường xuyên cắt móng tay, móng chân, không đeo đồng hồ, nhẫn, không hút thuốc hay khạc nhổ tại nơi sản xuất.
4. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc bảo quản thực phẩm
- Phải có khu vực bảo quản thực phẩm riêng, đảm bảo an toàn, vệ sinh với đầy đủ các thiết bị bảo quản đạt tiêu chuẩn.
- Bao bì đóng gói sản phẩm phải đượ làm bằng chất liệu an toàn và không chứa các chất gây độc hại ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.
- Sau khi thực phẩm đã được đóng gói phải được để trên kệ, giá đỡ hoặc các thiết bị bảo quản để tránh vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây hư hỏng thực phẩm.
Tuân thủ những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể không những nâng cao chất lượng thực phẩm mà còn giúp bảo vệ sức khỏe con người tránh được nhiều bệnh tật.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Nội Dung Chính1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Nội Dung Chính1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Nội Dung Chính1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
Nội Dung Chính1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nội Dung Chính1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Nội Dung Chính1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ...