Hạt dẻ là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, bởi hương vị thơm ngon,hấp dẫn mà hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe lại cao. Ngoài việc được dùng như một loại đồ ăn vặt thì hạt dẻ còn là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả khi được kết hợp cùng các vị thuốc khác. Có nhiều loại hạt dẻ khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều chứa thành phần dinh dưỡng tương tự, chỉ khác nhau về hàm lượng.
Bài viết này ThucPham.com sẽ tổng hợp 8 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, để bạn có thể hiểu hơn và sử dụng một cách có hiệu quả loại thực phẩm này.
1. Tác dụng của hạt dẻ với tim mạch
Trong hạt dẻ có hàm lượng vitamin A và E rất cao, là hai chất có tác dụng chống oxi hóa mạnh, chống viêm hiệu quả. Vì thế khi ăn hạt dẻ bạn có thể bảo vệ được thành mạch máu của mình khỏi các cholesterol xấu, là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, tăng cường chức năng tuần hoàn máu…
Nguyên tố kali có trong hạt dẻ thì lại có tác dụng kiểm soát huyết áp và duy trì nồng độ natri ở mức cho phép. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích việc sử dụng một nắm hạt dẻ nhỏ mỗi ngày.
2. Hạt dẻ tốt cho máu
Ăn hạt dẻ rất tốt cho những người bị mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu bởi hạt dẻ giàu vitamin B6. Vitamin B6 là tiền chất hình thành nên hemoglobin – một trong những loại protein có tác dụng vận chuyển oxy trong máu tới nuôi dưỡng các tế bào. Vì thế những người bị mắc bệnh thiếu máu ngoài việc chữa trị bằng thuốc thì nên ăn thêm hạt dẻ để kích thích cơ thể sản sinh ra lượng hồng cầu mới khỏe mạnh.
Đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao chính là chị em phụ nữ cũng nên thường xuyên ăn hạt dẻ, nó vừa là một món ăn vặt tuyệt vời vừa giúp chị em ngăn ngừa thiếu máu.
3. Tác dụng của hạt dẻ với não bộ
Cũng nhờ các vitamin nhóm B có trong hạt dẻ mà cơ thể tăng cường việc sản sinh hồng cầu, chuyển hóa tinh bột, chất béo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nhờ vậy mà não bộ có đủ năng lượng để khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
Trong hạt dẻ còn chứa rất nhiều vitamin C rất cần thiết cho xương, răng, đồng thời bảo vệ thành mạch máu, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Vì thế thường xuyên ăn hạt dẻ se giúp bạn cải thiện trí nhớ, năng cao khả năng tiếp thu và làm việc một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm: Thực phẩm bổ não giúp tăng cường trí nhớ giảm stress
4. Tác dụng ngăn ngừa ung thư của hạt dẻ
Hạt dẻ còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào xấu di căn thành ung thư. Nhờ khả năng chống lại sự tấn công của các gốc tự do với những chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, E, A. Vì thế bạn nên ăn hạt dẻ với một liều lượng thích hợp và duy trì đều đặn trong thời gian dài để thu được những lợi ích tốt nhất.
5. Tác dụng của hạt dẻ với mắt
Bạn có tin rằng, thường xuyên ăn hạt dẻ sẽ giúp bạn có được một đôi mắt sáng khỏe, chống mỏi mắt, khô mắt và một số bệnh liên quan như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Trẻ nhỏ hay người già đều có thể ăn được hạt dẻ. Những dưỡng chất của hạt dẻ rất lành mạnh, lại rất thơm ngon nên được nhiều người ưa thích.
Xem thêm: 8 thực phẩm giúp sáng mắt tốt nhất từ thiên nhiên
6. Tác dụng của hạt dẻ với thận
Hạt dẻ trong đông y còn là một vị thuốc rất tốt cho thận. Hạt dẻ có tác dụng bổ tỳ vị, tốt cho thận, mạnh gân cốt, trị bệnh đau lưng, xương khớp nhức mỏi, đi tiểu nhiều lần…. Thận được khỏe mạnh thì hoạt động bài tiết mới hiệu quả, cơ thể mới khỏe mạnh và có khả năng chống lại bệnh tật.
7. Ăn hạt dẻ tăng cường sức đề kháng
Những chất dinh dưỡng có trong hạt dẻ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể diễn ra được tốt hơn, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây nên bệnh tật hiệu quả hơn. Bà bầu nên thường xuyên ăn hạt dẻ trong thời gian mang thai để cơ thể được khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa được những dị tật khuyết ống thần kinh cho thai nhi.
Xem thêm: Mẹ và bé cùng khỏe mạnh nhờ thực phẩm an thai
8. Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Mặc dù hạt dẻ rất ngon, thơm và bổ dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều cùng lúc sẽ gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Trong thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ gần như không có chất xơ nên rất dễ gây nên tình trạng táo bón nếu ăn nhiều. Người bị mắc bệnh về dạ dày cũng nên hạn chế ăn hạt dẻ vì nó sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Vì thế mỗi khi ăn hạt dẻ chỉ nên ăn một nắm nhỏ khoảng 10 hạt là đủ.
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý tới chất lượng của hạt, bởi nó dễ bị nấm mốc, thối hỏng nếu ăn phải sẽ dễ đau bụng hoặc gây ra một số bệnh về đường ruột, đường hô hấp. Hạt dẻ là một loại hạt khô thơm ngon, bổ dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Tin cùng chủ đề
ThucPham.com chính thức đạt chứng nhận FDA, mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ
Tin vui cho người tiêu dùng: ThucPham.com đạt chứng nhận FDA, khẳng định vị thế...
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2024
Kính gửi Quý khách hàng và đối tác, Thay mặt Công ty TNHH ThucPham.com, chúng...
Lịch Nghỉ Lễ Giải Phóng Miền Nam-Quốc Tế Lao Động 2024
Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác. ThucPham.com xin thông báo lịch nghỉ lễ...
Thông Báo Thay Đổi Bao Bì Sản Phẩm: Bột Trà Sữa Hòa Tan ThucPham.com
THÔNG BÁO THAY ĐỔI BAO BÌ BỘT TRÀ SỮA HÒA TAN THUCPHAM.COM Với mục tiêu mang...
Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Để thuận lợi hơn trong việc liên lạc giữa công ty với Quý khách hàng,...
4 Mẹo Cách Làm Flan Tại Nhà Và Giúp Bánh Flan Không Bị Tanh-Không Đông-Rỗ-Cứng
Món bánh caramen / flan từ bấy lâu nay đã trở thành món ăn nhẹ...