Lợi ích khi thực phẩm được ứng dụng công nghệ sinh học

Lợi ích khi thực phẩm được ứng dụng công nghệ sinh học

công nghệ sinh học

Ngày nay công nghệ sinh học ra đời và phát triển đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Công nghệ sinh học được ứng dụng trong nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường và chế biến thực phẩm.

Vậy công nghệ sinh học là gì?Chúng được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm công nghệ sinh học

công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học là việc dựa vào các kỹ thuật nuôi cấy hiện đại, tiên tiến để làm biến đổi các sinh vật có lợi tùy theo mục địch của con người. Công nghệ sinh học hay còn gọi là công nghệ biến đổi gen, áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào vào nhiều ngành khác nhau để cải tiến giá trị của vật liệu sinh học.

Đây là một công nghệ hiện đại, dựa trên nền những nền tảng khoa học về sự sống kết hợp với các yếu tố khác nhằm khai thác tối đa những lợi ích do vi sinh vật hay tế bào động, thực vật mang lại. Ngày nay, các sản phẩm công nghệ sinh học được chế tạo ra có giá trị rất cao, phục vụ và đáp ứng cho mọi nhu cầu của con người, đồng thời giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Trên thực tế thì công nghệ sinh học đã ra đời từ rất lâu, ngành công nghệ sinh học truyền thống được ứng dụng trong thực phẩm để tạo ra các loại nước mắm, nước tương, chao…nghiên cứu ra các loại phân bón nhằm cải tạo đất đai và phục vụ cho nông nghiệp.

Khi ngành công nghệ sinh học phát triển thêm một bước tiến mới thì có thêm các thành tựu như sản xuất ra chất tạo ngọt, mì chính, thuốc kháng sinh, acid amin hay các loại vitamin…

Ngày nay, ngành công nghệ sinh học hiện đại đã có những bước phát triển vượt bậc, đem lại rất nhiều lợi ích cho con người và được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành công nghệ sinh học hiện đại được phân chia thành nhiều lĩnh vực như công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ môi trường và công nghệ lên men.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm

công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học trong chế biến sản phẩm được ứng dụng ở các ngành như công nghiệp dệt, công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp xà phòng, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát…

Có thể kể tên một số sản phẩm được ứng dụng trong chế biến thực phẩm:

  • Đối với ngành công nghiệp hóa chất: mọi hóa chất thông thường đều có thể sản xuất bằng công nghệ sinh học. Ngành công nghiệp hóa chất sẽ phát triển mạnh mẽ nếu sử dụng các chất xúc tác sinh học.
  • Ngành công nghiệp sản xuất xà phòng nhờ bổ sung các enzyme mà khả năng làm sạch tốt hơn rất nhiều.
  • Công nghiệp sản xuất giấy: sản xuất giấy là một ngành có lượng chất thải khá lớn và thường gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sinh học đã đưa ra giải pháp giúp sản xuất ra loai giấy chất lượng tốt hơn, đồng thời xử lý chất thải để nó không gây ô nhiễm môi trường.
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản được ứng dụng công nghệ sinh học nhằm xử lý ô nhiễm kim loại, dùng các sinh vật để lọc lấy kim loại quý hiếm như cô ban, kẽm, đồng và nhiều kim loai nặng khác.
3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thực phẩm

công nghệ sinh học

Trong bảo quản thực phẩm, công nghệ sinh học được ứng dụng bao gồm:

  • Bảo quản thực phẩm khô: các loại thực phẩm được là khô bằng phương pháp thông thường như phơi nắng, dùng than củi để sấy hoặc dùng hơi nước để làm khô thực phẩm. Tuy nhiên, những phương pháp này lại làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Nhờ áp dụng công nghệ làm khô mà thực phẩm được bảo quản lâu hơn. Với công nghệ đông khô đòi hỏi phải có các trang thiết bị cùng máy móc kỹ thuật hiện đại thì mới có thể thực hiện được. Các thiết bị hiện đại mới có thể hút hết không khí trong bao bì thực phẩm, để thực phẩm ở môi trường chân không mới không bị các sinh vật và vi khuẩn tấn công.
  • Công nghệ tẩm ướp sử dụng muối và đường tẩm ướp và thực phẩm để ức chế vi khuẩn sinh sôi.
  • Công nghệ ướp muối cũng lợi dụng nguyên lý trên để bảo quản thực phẩm. Bởi muối có tính sát khuẩn cao, mặc dù không thể tiêu diệt được vi khuẩn và vi sinh vật có trong thực phẩm nhưng muối ăn lại có khả năng ức chế không cho chúng sinh sôi phát triển để làm hỏng thực phẩm.

công nghệ sinh học

  • Công nghệ lên men bao gồm ngâm dấm và lên men chua. Việc ngâm dấm là lợi dụng acid axetic để diệt vi khuẩn trong thực phẩm. Loại acid này tuy có nồng độ mạnh nhưng lại không gây ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm hay sức khỏe con người. Công nghệ bảo quản này phải được kết hợp với đóng hộp và bao gói kín sản phẩm thì mới giữ thực phẩm được lâu. Lên men chua là sử dụng đường để làm môi trường cho các vi khuẩn có lợi sinh sôi. Đường sẽ được chuyển hóa thành acid lactic tạo môi trường chua hạn chế nấm mốc và vi khuẩn gây thối rữa.

Nhờ có công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm mà chúng ta thu được rất nhiều lợi ích tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *