Cồn Thực Phẩm Tàn Phá Sức Khỏe Con Người

Cồn Thực Phẩm Tàn Phá Sức Khỏe Con Người

cồn thực phẩm

Từ xa xưa con người đã rất sáng tạo và thông minh khi biết cách tinh chế ra rượu và một số đồ uống có chứa cồn. Vậy bạn có biết rượu và các loại nước uống có cồn được sản xuất từ nguyên liệu gì và pha chế như thế nào không? Thực chất chúng được đều được làm từ cồn thực phẩm.

Cồn thực phẩm có thành phần chủ yếu là ethanol được sản xuất bằng cách hydrat hóa etylen hoặc lên men từ các loại ngũ cốc hoặc mía.

Mặc dù cồn thực phẩm có rất nhiều ứng dụng mang lại lợi ích cho con người. Tuy nhiên chúng cũng có những tác hại nhất định.Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiều những kiến thức cơ bản về cồn thực phẩm.

1. Cồn thực phẩm là gì?

cồn thực phẩm

Các loại cồn nói chug đều có thành phần chính là ethanol. Tùy vào quá trình sản xuất, lên men mà chúng ta thu được cồn thực phẩm, cồn công nghiệp hay cồn sinh học.

Cồn cồn nghiệp khi được chưng cất thì vẫn còn lẫn nhiều tạp chất, thành phần ethanol chỉ chiếm khoảng 95% nồng độ cồn. Cồn công nghiệp được sử dụng để làm nhiên liệu cho một số thiết bị, máy móc.Tuy không cần loại bỏ tạp chất nhưng cồn công nghiệp lại phải tách nước hoàn toàn thì mới có thể sử dụng được.

Cồn thực phẩm phải được chưng cất và loại bỏ hết tạp chất mới có thể sử dụng để pha chế cùng với nước và các hợp chất khác mà chúng ta có thể tiêu hóa được để tạo thành các loại đồ uống, làm dược liệu, thuốc, dùng để vệ sinh, sát trùng vết thương, hoặc sản xuất mỹ phẩm.

2. Cách ethanol hấp thụ và phân hủy trong cơ thể

cồn thực phẩm

Ethanol trong cồn khi được sử dụng ở một dạng khác nhau sẽ hấp thụ vào cơ thể theo những con đường khác nhau. Ví dụ như uống đồ uống chứa cồn thì ethanol sẽ ngấm trực tiếp vào toàn bộ hệ tiêu hóa. Bắt đầu từ miệng, cho tới thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…Cồn ngấm thẳng trực tiếp vào máu nên nó phát huy tác dụng rất nhanh khi được hấp thụ vào cơ thể.

Tốc độ phân hủy của cồn trong cơ thể cũng không có thời gian cụ thể mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ, lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường có trong đồ uống.

Nếu cơ thể bạn có nhiều mỡ thừa thì tốc độ phân hủy của rượu càng chậm hay các loại đồ uống có cồn chứa thành phần đường trong đó cũng làm cho việc cồn phân hủy chậm trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn tới các cơn đau đầu, hoa mắt sau khi uống nhiều các loại đồ uống có cồn.

Cồn còn được hấp thụ vào cơ thể qua da và hệ hô hấp như khi ta sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa cồn để bôi lên da hay hít phải loại nước hoa có chứa cồn cũng sẽ khiến cồn ngấm vào cơ thể.

Cồn thực phẩm mặc dù không phải là chất quá độc hại và nguy hiểm nhưng chúng cũng có những tác động nhất định tới sức khỏe con người.

3. Tác hại của cồn thực phẩm với sức khỏe con người

cồn thực phẩm

Tác hại lớn nhất của cồn chính là ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh.Dù những thức uống chứa cồn hiện nay không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng chúng cũng có thể gây chết người nếu nồng độ cồn quá cao.

Ở những nồng độ cồn khác nhau sẽ gây ra những phản ứng khác nhau. Khi nồng độ cồn trong máu đạt tới mức 0,4% trở lên đã có thể gây ra tưt vong, từ 0,3% đến 0,4% là gây ra tình trạng hôn mê, còn nồng độ cồn ở mức 0,1% sẽ gây ra hiện tượng say xỉn. Đối với những người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông, các máy móc, thiết bị sản xuất thì nồng độ cồn trong máu được quy định ở mức dưới 0,05%.

Lượng cồn thực phẩm khi ngấm vào máu sẽ ức chế và làm chậm quá trình dẫn truyền các tín hiệu lên não bộ. Cồn gây ra cảm giác hưng phấn cho con người, chúng ta sẽ có những biểu hiện như đỏ mặt, khả năng tập trung giảm sút, khả năng phán đoán kém.

Cồn còn khiến cho con người bị kích động, nhận thức chậm và phản ứng chậm, thị lực giảm và ghi nhớ kém.Lúc này, nhiều người sẽ không nhớ được mình là ai, không thể nói năng mạch lạc, lưu loát và cảm thấy rất buồn ngủ.

Cồn khi ngấm vào dạ dày, do có lượng calo khá cao nên sẽ gây cho con người cảm giác đầy bụng. Cồn chỉ được gan phân hủy một phần, phần còn lại sẽ làm cho cơ thể có cảm giác nóng bừng, mặt đỏ.Nguy hiểm hơn là khi nồng độ cồn trong máu cao sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thế. Những người say rượu thường rất dễ bj cảm cúm hoặc trúng gió. Người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn thường hay nhức mỏi sương khớp.

4. Tác dụng của cồn thực phẩm đối với sức khỏe

cồn thực phẩm

Mặc dù cồn thực phẩm có nhiều tác hại đối với sức khỏe con người nhưng nó cũng đem lại những lợi ích tuyệt vời nếu biết sử dụng đúng liều lượng, đúng nồng độ cho phép. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng một lượng nhỏ đồ uống chứa cồn thực phẩm như rượu vang mỗi ngày sẽ giúp chống lại các bệnh về tim mạch và kéo dài tuổi thọ.

Cồn thực phẩm mặc dù có nhiều tác hại hơn là lợi ịch đối với sức khỏe con người, nhưng nó lại là một nét văn hóa trong ẩm thức của nhiều nước trên thế giới.Chỉ cần đừng lạm dụng các đồ uống có cồn để bảo vế sức khỏe của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *