8 nguyên tắc cho con ăn dặm đúng cách mẹ cần nhớ

8 nguyên tắc cho con ăn dặm đúng cách mẹ cần nhớ

Mẹ cho bé ăn

Khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi thì ngoài những dưỡng chất có trong nguồn sữa mẹ, trẻ cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Hãy chú trọng tới những biểu hiện của con để biết khi nào nên cho bé ăn dặm.

Khi mới tập cho con ăn dặm nhiều trẻ còn bị sút cân và biếng ăn do mẹ chưa cho trẻ ăn đúng cách. Hãy tham khảo 8 nguyên tắc dưới đây để biết được thời điểm tốt nhất, phương pháp khoa học nhất trong việc cho con ăn dặm đúng cách.

Bé ăn dặm

1. Khi nào nên cho bé ăn dặm

Một nguyên tắc cần chú ý đầu tiên trong việc cho con ăn dặm đúng cách là biết chọn đúng thời điểm, khi mà bé cần nhiều dưỡng chất hơn.
Nếu con bạn có những biểu hiện dưới đây thì đồng nghĩa với việc bé muốn ăn dặm

• Mặc dù cho bé bú thường xuyên nhưng sau khi bú xong bé vẫn khóc và đòi ăn tiếp.

• Bé thường hay quấy khóc và mút tay.

Biểu hiện ăn dặm của bé

• Nếu bé nhà bạn trước đây không có thói quen ăn đêm mà giờ lại thức dậy và đòi bú đêm nhiều hơn, cảm giác bé rất đói bụng

• Thời gian ngủ nghỉ của bé cũng thay đổi, giấc ngủ ngày của bé ngắn hơn và ngủ không được ngon.

• Khi nhìn thấy người lớn ăn bé thường rất hứng khởi và luôn muốn ăn cùng.
Không khó để nhận biết được những biểu hiện trên của bé, các mẹ nên chú ý tới con mình một chút để kịp thời cho bé ăn dặm.

Bé ăn dặm

2. Cho con ăn dặm đúng cách

Sau đây là những nguyên tắc quan trọng mà các mẹ cần phải lưu ý khi cho con ăn dặm.

Thời điểm bắt đầu và kết thúc quãng thời gian ăn dặm phải thực sự chính xác. Nếu các mẹ nắm bắt được chính xác khi nào thì cho con ăn dặm sẽ giúp kịp thời cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Và biết dừng việc ăn dặm để chuyển sang các món ăn thô sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn, răng và xương cũng khỏe hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cho con ăn dặm đúng cách nên bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc vào tháng thứ 24. Sữa mẹ ở giai đoạn này chỉ có thể cung cấp cho con khoảng 450kcal mỗi ngày, trong khi nhu cầu của trẻ lên tới 700 kcal.

Cho bé ăn dặm

Tập cho trẻ ăn dần dần, ăn với lượng nhỏ thức ăn rồi tăng dần để dạ dày của bé kịp làm quen. Hãy cho trẻ ăn khoảng nửa bát cháo loại bát dùng để ăn cơm của người lớn, mỗi ngày cho trẻ ăn từ một đến 2 bữa là đủ. Duy trì như vậy một thời gian và bắt tăng từ từ lượng bột cho trẻ. Ngay cả khi trẻ ăn rất ngon miệng và muốn ăn thêm thì các mẹ cũng không nên vì thế mà để con ăn quá nhiều, như vậy sẽ không hề có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Mới đầu hãy cho trẻ ăn bột loãng một chút rồi mới pha đặc dần. Nên tự chế biến thức ăn cho trẻ để đảm bảo con bạn có được những dưỡng chất tự nhiên nhất, bạn cũng có thể điều chỉnh được độ mịn cũng như làm phong phú thêm hương vị cho các bữa ăn thay vì sử dụng các loại bột ăn dặm bán sẵn. Ngay cả khi sử dụng loại bột bán sẵn thì cũng cần pha chế theo đúng liều lượng đã hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Bé ăn dặm

Nên cho trẻ ăn loại bột có vị ngọt như bột yến mạch, bột gạo nấu cùng rau củ. Sau khoảng 2 đến 4 tuần mới chuyển dần sang các loại bột ăn dặm có vị mặn và giàu dinh dưỡng hơn.

Duy trì một món ăn dặm cho con từ 3 đến 5 ngày. Đây không phải cách để bạn tiết kiệm thời gian mà mục đích của việc này là để kiểm tra xem con bạn có bị dị ứng, bị rối loạn tiêu hóa vì loại thức ăn này không. Nếu trẻ không có biểu hiện gì thì bạn có thể chuyển qua món ăn mới. Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng của việc cho con ăn dặm đúng cách.

Cho bé ăn dặm

Dầu ăn là một thực phẩm không thế thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Các loại dầu ăn như dầu oliu, dầu mè, dầu gấc…có chứa hàm lượng các axit béo lành mạnh, rất dễ hấp thụ và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì vậy đừng quên cho thêm chút dầu ăn vào bột ăn dặm của trẻ, giúp con bạn có thêm năng lượng và tăng cường khả năng hấp thụ các chất khác.

Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen dần với món ăn dặm thì các mẹ nên chú ý tới việc kết hợp thực phẩm từ 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm chất đạm, chất béo, đường bột, các vitamin và khoáng chất. Việc cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn và phát triển toàn diện hơn.

Bé ăn dặm

Không cho nhiều mắm, muối vào thức ăn dặm của trẻ. Bởi ăn mặn sẽ làm cho thận của trẻ phải làm việc quá sức dẫn tới suy yếu và hoạt động không hiệu quả, nhất là khi các cơ quan trong cơ thể trẻ còn chưa thực sự hoàn thiện. Tập cho trẻ thói quen ăn nhạt ngay từ bây giờ để tạo một thói quen ăn uống lành mạnh và tránh được nhiều bệnh tật.

Hãy ghi nhớ 8 nguyên tắc kể trên để cho con ăn dặm đúng cách sẽ giúp trẻ hay ăn chóng lớn và luôn khỏe mạnh.

Bài liên quan:

Mách mẹ 8 món ngon cho bé biếng ăn chậm lớn
Mẹ yên tâm nhờ 8 loại thực phẩm giúp trẻ thông minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *